Nhà điêu khắc Bùi Hải Sơn - Bắt đầu từ hạt lúa hoang

Bùi Hải Sơn (giảng viên Trường Đại học Kiến trúc TPHCM) thuộc thế hệ nghệ sĩ điêu khắc trưởng thành sau năm 1975. Là một trong những thành viên của nhóm Điêu khắc Sài Gòn, với xu hướng sáng tác rộng mở và hoạt động khá mạnh mẽ trong nghề nghiệp, Bùi Hải Sơn đã tạo được những dấu ấn đặc sắc trong cuộc hành trình nghệ thuật hơn 20 năm của ông.1.
Nhà điêu khắc Bùi Hải Sơn - Bắt đầu từ hạt lúa hoang

Bùi Hải Sơn (giảng viên Trường Đại học Kiến trúc TPHCM) thuộc thế hệ nghệ sĩ điêu khắc trưởng thành sau năm 1975. Là một trong những thành viên của nhóm Điêu khắc Sài Gòn, với xu hướng sáng tác rộng mở và hoạt động khá mạnh mẽ trong nghề nghiệp, Bùi Hải Sơn đã tạo được những dấu ấn đặc sắc trong cuộc hành trình nghệ thuật hơn 20 năm của ông.

1.
Luôn tự hào về vùng đất An Giang nơi mình được sinh ra và lớn lên, Bùi Hải Sơn cảm nhận “cái chất đồng bằng sông Cửu Long” gần như đã ngấm sâu vào tâm hồn của ông.

Ký ức về vùng đất quê hương trù phú, về nét đặc sắc phương Nam cứ âm vọng trong tâm tư, thôi thúc người nghệ sĩ tìm lại bóng dáng của cuộc sống, của văn hóa một vùng đất. Dòng sông mùa nước nổi với cá nước, chim trời, lúa hoang, ghe, xuồng…, tất cả hình ảnh thân thương của thời thơ ấu ấy được Bùi Hải Sơn chắt chiu và chiêm nghiệm, sáng tạo.

Nghệ sĩ khi sáng tạo luôn đau đáu trong suy tư để tìm ra những nét nghệ thuật riêng, phong cách riêng. Cuộc hành trình, trải nghiệm sáng tác của Bùi Hải Sơn đã bộc lộ được qua nhiều tác phẩm của ông và minh chứng qua các cuộc triển lãm, các trại sáng tác điêu khắc quốc gia, quốc tế.

Với quan niệm tìm không gian, ánh sáng, độ bền vững cho hình tượng điêu khắc, Bùi Hải Sơn không ngần ngại khi sử dụng các chất liệu inox, sắt thép, đồng, nhôm, mica, kiếng tổng hợp… đầy tính hiện đại. Đó cũng là sự cân bằng giữa tính mỹ thuật và kỹ thuật, tạo hiệu ứng nghệ thuật cho tác phẩm, giúp người xem thưởng thức và cảm nhận về nghệ thuật điêu khắc một cách đa chiều hơn.

Hạt giống 4.

Hạt giống 4.

2. Bắt đầu từ thực tại cuộc sống, những tác phẩm có chủ đề về Cá, về Chim phương Nam bằng chất liệu nhôm, inox, luôn lấp lánh, xao động trong không gian trưng bày phản chiếu ánh sáng. Chất liệu “lạnh” hài hòa trong không gian ấm áp; tĩnh và động; khái quát và cụ thể luôn đan xen trong sáng tác của Bùi Hải Sơn. Sự chuyển động của những cánh chim; sự “quẫy động” của các chú cá sẽ làm sinh động hơn cho Góc tĩnh lặng đời sống trên ghe xuồng của người dân vùng sông nước. Nhà sàn, Mùa nước nổi là đề tài được nhiều nghệ sĩ tái hiện trong tác phẩm.

Bùi Hải Sơn cũng có cách đem những hình ảnh này thành hình tượng điêu khắc, gắn liền với đặc trưng văn hóa đất phương Nam. Nhìn lại chặng đường sáng tác của chính bản thân và trao đổi quan niệm sáng tác cùng đồng nghiệp, Bùi Hải Sơn từng có cơ hội gặp gỡ nhiều nghệ sĩ điêu khắc Việt Nam và nghệ sĩ điêu khắc các nước qua trại sáng tác điêu khắc quốc tế An Giang lần I, 2003; lần II, 2005; trại điêu khắc quốc tế Bảo tàng ngoài trời - Haslla, Hàn Quốc, 2007; Iksan, Hàn Quốc, 2008…

Tất cả những kinh nghiệm học tập nghề nghiệp, nắm bắt tri thức, am hiểu văn hóa qua giao lưu rộng mở, qua so sánh, chọn lọc, tiếp nhận, càng giúp Bùi Hải Sơn khẳng định hướng đi riêng của ông - đó là tìm về bản sắc văn hóa vùng đất đồng bằng sông Cửu Long, thấu hiểu hơn sức sống, cái đẹp và sự phát triển của cây lúa, của nền văn minh lúa nước trong khu vực Đông Nam Á.

Cuối năm 2010, Bùi Hải Sơn trình làng cuộc triển lãm điêu khắc cá nhân đầu tiên với tên gọi Nguồn tại Trường Đại học Mỹ thuật TPHCM và thể hiện quan niệm nghệ thuật tìm về văn hóa phương Nam, qua chuỗi hình tượng cây Lúa, hạt Lúa, phôi Lúa. Đi từ quan niệm mô tả nhiều đến tinh gọn, tinh giản, “kiệm lời” cho hình khối nghệ thuật, Bùi Hải Sơn đã bộc lộ xu hướng sáng tác mới, cô đọng, đầy chiêm nghiệm triết lý hơn.

Suy nghĩ và nhận thức riêng về lúa, về hạt giống, gắn liền với cuộc đời trải nghiệm theo thời gian Bùi Hải Sơn tâm sự: “Tôi đã thể hiện qua nghệ thuật những suy nghĩ: bắt đầu từ hạt lúa hoang với cuộc hành trình phát triển khá dài của cây lúa nước… Hạt giống luôn mang trong nó một thông điệp về quá khứ - hiện tại - tương lai, đầy mâu thuẫn. Giữa hiện hữu và hư vô, giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cái đẹp và cái xấu là những cuộc đối thoại không bao giờ dứt. Và, cuộc hành trình lại tiếp diễn…”. 

KIM ỬNG

Tin cùng chuyên mục