Nhà sách Nguyễn Huệ - Chứng nhân của văn hóa đọc thành phố

Đối với những người yêu sách thì nhà sách số 40 đường Nguyễn Huệ, TPHCM là địa chỉ không thể nào quên. Cái nhà sách nằm ở tầng trệt của một khu chung cư ngay giữa trung tâm TP đã để lại nhiều dấu ấn của văn hóa đọc không chỉ ở TPHCM mà còn trên cả nước. Ngày nay, dù trên địa bàn TP đã có thêm nhiều nhà sách lớn khác nhưng nhà sách Nguyễn Huệ vẫn là một địa chỉ văn hóa đọc ăn sâu vào tiềm thức của người dân.
Nhà sách Nguyễn Huệ - Chứng nhân của văn hóa đọc thành phố

Đối với những người yêu sách thì nhà sách số 40 đường Nguyễn Huệ, TPHCM là địa chỉ không thể nào quên. Cái nhà sách nằm ở tầng trệt của một khu chung cư ngay giữa trung tâm TP đã để lại nhiều dấu ấn của văn hóa đọc không chỉ ở TPHCM mà còn trên cả nước. Ngày nay, dù trên địa bàn TP đã có thêm nhiều nhà sách lớn khác nhưng nhà sách Nguyễn Huệ vẫn là một địa chỉ văn hóa đọc ăn sâu vào tiềm thức của người dân.

Ra đời từ năm 1976, tòa nhà số 40 Nguyễn Huệ ban đầu được sử dụng là Văn phòng Quốc doanh phát hành sách TPHCM và một phần diện tích được dùng làm cửa hàng sách. Với diện tích 20m², sách bày bán chủ yếu nhập từ Liên Xô (cũ). Đến đầu năm 1984, số 40 Nguyễn Huệ chính thức được xây dựng trở thành Nhà sách Nguyễn Huệ và hoạt động xuyên suốt từ đó đến nay.

Và chính tại nơi đây, một cuộc cách mạng về bán sách đã diễn ra, lần đầu tiên mô hình nhà sách tự chọn xuất hiện thay cho kiểu bán sách truyền thống khách hàng muốn xem sách phải thông qua cô nhân viên bán hàng. Lần đầu tiên, bạn đọc trong nước biết đến khái niệm “tham quan nhà sách”, nơi bạn có thể cầm bất kỳ cuốn sách nào để đọc thử mà không sợ những khuôn mặt cau có, khó chịu của những cô “mậu dịch viên”...

Với những ai yêu sách, mê đọc sách thì những ngày đó Nhà sách Nguyễn Huệ quả là một thiên đường. Và kỷ niệm đó không thể quên với những thế hệ ngày ấy, đến mức vừa qua khi Fahasa đóng cửa Nhà sách Nguyễn Huệ để sửa chữa, trên các trang mạng xã hội, anh em yêu sách đều lo lắng nhà sách kỷ niệm một thời sẽ không còn nữa.

Một nhà sưu tầm sách nổi tiếng tâm sự: “Dù rằng hiện nay có rất nhiều nhà sách to hơn, đẹp hơn, nhiều sách hơn nhưng mỗi năm ít nhất một vài lần tôi đến Nhà sách Nguyễn Huệ, chẳng phải để mua sách mà chỉ để nhớ lại thời học sinh, sinh viên nghèo, suốt ngày lê la đọc sách ké tại nhà sách này. Chính tại đây, đã giúp tôi gìn giữ tình yêu với sách, không có nơi này có lẽ tôi đã bỏ thói quen đọc sách vì khi đó điều kiện kinh tế đầy khó khăn khó lòng giúp tôi có thể mua nhiều sách”.

Dấu ấn của nhà sách này cũng sâu đậm trong lòng kiều bào, khi quay trở lại, có nhu cầu mua sách đều nhớ đến Nhà sách Nguyễn Huệ.

Theo ông Phạm Minh Thuận, Tổng giám đốc Fahasa, Nhà sách Nguyễn Huệ vừa sửa chữa đã áp dụng các công nghệ tốt nhất trong việc xây dựng nhà sách hiện nay và đây cũng sẽ là hình mẫu để xây dựng, sửa chữa các nhà sách của Fahasa sau này.

Đi cùng với TPHCM từ sau ngày giải phóng, Nhà sách Nguyễn Huệ từ một cửa hàng sách nhỏ ban đầu đã trở thành đầu tàu của một hệ thống 63 nhà sách trên cả nước. Là chứng nhân lịch sử của quá trình phát triển văn hóa đọc ở TPHCM, một địa chỉ văn hóa đọc trong lòng bạn đọc TPHCM gần 40 năm qua.

TƯỜNG VÂN

Tin cùng chuyên mục