Nhật Bản vực dậy nghệ thuật gốm

Sau thảm họa động đất sóng thần, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng toàn diện từ kinh tế, chính trị, xã hội đến văn hóa nghệ thuật. Chính phủ và nhân dân đều chú tâm vào việc hạn chế phóng xạ, phục hồi kinh tế. Trong khi đó những ngành nghề dân gian truyền thống như vẽ tranh lụa, làm gốm, chế tác gỗ vốn đã đứng trước nguy cơ thất truyền, nay lại bị cơn lốc hạt nhân Fukushima tấn công khiến tình hình thêm nguy cấp.
Nhật Bản vực dậy nghệ thuật gốm

Sau thảm họa động đất sóng thần, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng toàn diện từ kinh tế, chính trị, xã hội đến văn hóa nghệ thuật. Chính phủ và nhân dân đều chú tâm vào việc hạn chế phóng xạ, phục hồi kinh tế. Trong khi đó những ngành nghề dân gian truyền thống như vẽ tranh lụa, làm gốm, chế tác gỗ vốn đã đứng trước nguy cơ thất truyền, nay lại bị cơn lốc hạt nhân Fukushima tấn công khiến tình hình thêm nguy cấp.

Ấm gốm thế kỷ 19 của Nhật Bản. Ảnh: C.T.V.

Ấm gốm thế kỷ 19 của Nhật Bản. Ảnh: C.T.V.

Vì vậy, tỉnh Kyoto đã quyết định mở cuộc triển lãm gốm tại nhà trưng bày Tomio Koyama nhằm khơi dậy sự yêu thích của thanh thiếu niên. Kyoto được thế giới biết đến với những sản phẩm thủ công tinh xảo. Khi nói đến gốm sứ Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến hai từ kyo-yaki và kiyomizu-yaki. Và đó chính là hai loại gốm sứ đặc trưng của Kyoto.

Các sản phẩm trong buổi triển lãm được nhà văn Mikako Sawada chọn lựa kỹ lưỡng. Mikako Sawada có những hiểu biết sâu sắc về gốm, từng xuất bản quyển Kyoto Utsuwa Sampo – một dạng sách hướng dẫn làm gốm. Bà cảm thấy rất hài lòng với các tác phẩm trưng bày trong buổi triển lãm. “Đó là những tác phẩm thể hiện cái nhìn độc đáo và kỹ thuật làm gốm điêu luyện của nghệ nhân trẻ, phản ánh đặc điểm không ngừng học hỏi và thử nghiệm trong nghệ thuật.

Họ đã phá vỡ ranh giới giữa điêu khắc và nghề gốm cổ truyền” - Mikako Sawada chia sẻ. Các nghệ nhân tham gia trong buổi triển lãm bao gồm Nao Hara, Aki Katayama, Satoshi Masuda, Kaoru Taniuchi…, đại diện cho những trường phái khác nhau. Nghệ nhân Taniuchi làm nghề dệt trước khi bước vào nghiệp gốm. Do đó, cô đã khéo léo vận dụng kỹ thuật dệt và nhuộm vải khi trang trí sản phẩm tạo ra những họa tiết và màu sắc độc đáo.

Phong cách của Satoshi Masuda là sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, vừa toát ra sự ấm áp của Nhật Bản vừa bao hàm tính phức tạp, trừu tượng của nghệ thuật châu Âu. Nghệ nhân Nao Hara thiên về phương thức truyền thống. Cô sử dụng hai màu trắng xanh cổ điển để trang trí. Cách phối màu này vốn bắt nguồn từ Iran vào thế kỷ thứ 9, sau đó phát triển mạnh ở Trung Quốc rồi lưu truyền đến Nhật.

Buổi triển lãm sẽ kéo dài đến 14-6, mở cửa miễn phí, hiện thu hút nhiều bạn trẻ Nhật đến tham quan và tìm hiểu, được xem là mở đầu khả quan cho việc duy trì và vực dậy nghề gốm truyền thống Kyoto sau khủng hoảng hạt nhân đầu tháng 3 vừa qua.

THÔI THÔI (Theo Japan Times)

Tin cùng chuyên mục