Qua đường dây nóng Báo SGGP, ông Nguyễn Trí Thế, ngụ ấp 5, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh (TPHCM) phản ánh, gần 2 tháng trước, ông mua xe máy mới, đến nay vẫn chưa được cơ quan đăng ký xe cấp biển số, dù các thủ tục mua bán đã hoàn tất.
Cách đây 3 năm, căn nhà mẫu tại dự án khu phức hợp thương mại nhà ở và dịch vụ tại phường Linh Trung, TP Thủ Đức (TPHCM) đã có quyết định cưỡng chế, buộc tháo dỡ. Chuyện lạ là chủ đầu tư rất… phấn khởi chấp hành, nhưng không biết vì lý do gì chính quyền địa phương vẫn chần chừ chưa thực hiện!?
Người dân ở dọc quốc lộ 19 thuộc xã Tây Giang (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) tiếp tục phản ánh đến Đường dây nóng Báo SGGP về việc họ vẫn đang sống cảnh khốn đốn bên dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 nối Gia Lai - Bình Định. Trước đây, vào tháng 2-2023, Báo SGGP đã từng phản ánh vấn đề này.
Từ phản ánh qua Đường dây nóng Báo SGGP, đầu tháng 4, có mặt tại dự án cầu Bình Liêm xây dựng dang dở bắc qua sông Lũy nối 2 xã Phan Hòa và Phan Rí Thành, huyện Bắc Bình (tỉnh Bình Thuận), chúng tôi không khỏi lo ngại khi chứng kiến cảnh người dân liều mình lội qua sông để canh tác, sản xuất.
Những ngày qua, người dân ở hẻm 83 Hòa Hưng, phường 12, quận 10 (TPHCM) gọi điện thoại đến Đường dây nóng Báo SGGP phản ánh tình trạng một số người lấn chiếm hẻm để bán hàng ăn, thức uống gây mất an ninh trật tự.
Nhiều người dân xã Tân Phú (huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau) thông tin đến Đường dây nóng Báo SGGP: tuyến đường Ranh Hạt trên địa bàn xã đã thi công xong hơn 1 năm qua, nhưng các cầu trên tuyến đường thì làm “chậm như rùa”.
Tại thời điểm này, việc chấn chỉnh trật tự lòng, lề đường đang được chính quyền các địa phương khẩn trương thực hiện. Tuy nhiên, qua phản ánh của bạn đọc, vẫn còn nhiều tuyến đường bị chiếm dụng. Xe cộ, bàn, ghế, quầy, sạp, bảng hiệu… được các hộ kinh doanh bày ra vỉa hè, khiến người đi bộ không còn lối đi và trực tiếp gây ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
Báo SGGP nhận được đơn của bà Trần Thị Nghiêm (lầu 3, số 63B Calmette, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM) có nội dung phản ánh và đề nghị Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh nhà Nhật Thành phải hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đối với các nền đất tái định cư (nền F8, C33, C34, C35, C36) thuộc dự án 13ha tại phường 13, quận Bình Thạnh cho bà.
Theo đơn trình bày của bà Nguyễn Thị Mỹ Phước (ngụ TPHCM), bà đang có một miếng đất có diện tích khá lớn, với đầy đủ giấy tờ hợp lệ, nhưng lại xảy ra tranh chấp ngoài ý muốn và phải chịu thiệt thòi.
Ngày 12-9-2020, trang Bạn đọc Báo SGGP đăng bài viết “Chậm nộp thuế, bị hủy kết quả trúng đấu giá: Có đúng luật?”. Đến nay, vụ việc đã được phán quyết bằng bản án có hiệu lực của tòa án nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.
Tuần qua, Đường dây nóng Báo SGGP đã nhận được nhiều cuộc gọi của bạn đọc phản ánh rất khó khăn, gian nan khi đưa bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng TPHCM và Bệnh viện Truyền máu Huyết học cơ sở 2.
Đề nghị quý cơ quan nhận được phiếu chuyển của Báo SGGP nhanh chóng xem xét, giải quyết và vui lòng thông báo kết quả để chúng tôi trả lời bạn đọc theo quy định của pháp luật.
Đứng trên bờ kênh Thủy Lợi (ấp 6, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM), ai cũng nhìn thấy các ống nước vá chằng, vá đụp “ngụp lặn” dưới dòng kênh. Tương tự, dọc lề đường Lô 3 ấp 6, ống nước từ trong nhà dân băng qua đường rồi “lặn xuống”, ra đến các đồng hồ ở gần giao lộ đường Bình Minh. Chưa biết đến bao giờ hàng chục hộ dân ở đây mới thoát cảnh “gửi” đồng hồ như vậy.
Chuyện như đùa nhưng có thật tại Đường số 27, khu phố 4, phường Bình Trưng Tây, TP Thủ Đức, TPHCM. Mặc dù chính quyền địa phương đã hòa giải nhiều lần và tòa án nhân dân các cấp đã có quyết định yêu cầu trả lại đất bị lấn chiếm, nhưng gần 20 năm qua hiện trường vẫn y như vậy…
Thời gian qua, Đường dây nóng Báo SGGP liên tục nhận được các cuộc gọi của bạn đọc ở quận 12. Nội dung tập trung về việc chậm lấy rác thải của các nhân viên tổ chức rác dân lập.
Dù đã được chính quyền địa phương có quyết định giải tỏa và giao lại cho doanh nghiệp thực hiện dự án quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, nhưng 14.000m2 đất rừng thuộc dự án trồng rừng tại ngoại thành TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vẫn bị người dân lấn chiếm, sang nhượng, xây dựng trái phép từ nhiều năm nay, không được xử lý dứt điểm.
Nhiều người dân ở thôn Hội Sơn (xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) phản ảnh tình trạng thiệt thòi khi sống ở hạ du hồ chứa Hội Sơn hàng chục năm qua. Nhất là vào mùa mưa, một số vùng dân cư nằm giữa “họng” xả lũ của hồ chứa nên ngập lụt, sạt lở, lũ quét bủa vây...
Báo SGGP đã nhận công văn phản hồi của: Huyện ủy Bình Chánh (TPHCM), trả lời phiếu chuyển số 22048 theo đơn của một số người dân ở ấp 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (TPHCM); UBND phường 3, TP Tân An (tỉnh Long An), trả lời phiếu chuyển số 22050 theo đơn của bà Huỳnh Thị Ngọc Nga.
Trang Nhịp cầu bạn đọc, Báo SGGP số ra ngày 22-8-2022 đăng bài viết “Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm: Có cần thiết giải tỏa trắng 100 hộ dân?”. Sau khi báo đăng, Đường dây nóng Báo SGGP đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của bạn đọc bày tỏ đồng tình nội dung bài viết. Báo SGGP cũng đã nhận được đơn, thư đề nghị với nội dung xoay quanh các giải pháp và đề nghị chính quyền TPHCM sớm cải tạo rạch Xuyên Tâm.
Những ngày qua, bạn đọc liên tục gọi điện thoại đến Đường dây nóng Báo SGGP phản ánh một bô rác án ngữ phía trước Khu du lịch Tân Cảng (đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh).
Qua Đường dây nóng Báo SGGP, nhiều người dân sống trên tuyến đường Nguyễn Văn Công (phường 3, quận Gò Vấp, TPHCM) phản ánh, dự án xây dựng, lắp đặt cống thoát nước trên tuyến đường này thi công chậm trễ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và cuộc sống của người dân trong khu vực.
Người dân ở xã Kỳ Lợi, phường Kỳ Long và phường Kỳ Thịnh (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) phản ảnh với Báo SGGP, sau khi nhường đất phục vụ dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng, họ được bố trí về sinh sống tại các khu tái định cư (KTĐC). Đến nay, đã nhiều năm trôi qua, nhưng hạ tầng kỹ thuật KTĐC vẫn chưa hoàn thiện, nhiều hạng mục hư hỏng, xuống cấp, không chỉ làm ảnh hưởng việc đi lại, sinh hoạt, đời sống của người dân mà còn làm nhếch nhác bộ mặt đô thị.
Ngày 14-6, Báo SGGP nhận được phản ánh của bạn đọc về việc Phòng GD-ĐT quận 1, TPHCM gửi thư vận động các đơn vị trường học, mạnh thường quân là cá nhân, tập thể trong và ngoài ngành giáo dục tham gia đóng góp kinh phí tổ chức hoạt động kỷ niệm “Mùa hoa dâng Bác” và lễ tổng kết năm học 2021-2022.
Theo chương trình kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, hôm nay 30-5, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM. Nhiều cử tri TPHCM bày tỏ đồng thuận cao với dự thảo nghị quyết, và hy vọng những cơ chế, chính sách đột phá sẽ giúp TPHCM phát triển vượt trội, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.