Theo thống kê của Cảnh sát PCCC TPHCM, trong thời gian cao điểm của mùa mưa năm nay (từ tháng 6 đến 10-2017), đơn vị đã tiếp nhận và tiến hành cứu hộ 15 trường hợp ngập nước tại tầng hầm của nhiều cao ốc trên địa bàn TP. Trong đó, quận 2 là địa phương xảy ra tình trạng ngập nước tầng hầm nhiều nhất với 5 vụ.
Đại tá Nguyễn Quang Nhựt, Trưởng phòng tham mưu, đại diện phát ngôn của Cảnh sát PCCC TPHCM, nhận định: “Các tầng hầm tại đa số cao ốc trên địa bàn TP đều có hệ thống thoát nước và trang bị máy bơm. Tuy nhiên, ở một số cao ốc, do tủ điện để ở vị trí thấp nên khi nước tràn vào gây ngập, lúc đó nguồn điện bị ngắt nên máy bơm không thể hoạt động. Cũng có trường hợp cơ sở bố trí tủ điện trên cao, nhưng lại trang bị hệ thống máy bơm công suất nhỏ nên khi nước tràn vào hầm với lưu lượng nhiều cũng không thể đáp ứng nhu cầu bơm thoát nước.
Đại tá Nguyễn Quang Nhựt, Trưởng phòng tham mưu, đại diện phát ngôn của Cảnh sát PCCC TPHCM, nhận định: “Các tầng hầm tại đa số cao ốc trên địa bàn TP đều có hệ thống thoát nước và trang bị máy bơm. Tuy nhiên, ở một số cao ốc, do tủ điện để ở vị trí thấp nên khi nước tràn vào gây ngập, lúc đó nguồn điện bị ngắt nên máy bơm không thể hoạt động. Cũng có trường hợp cơ sở bố trí tủ điện trên cao, nhưng lại trang bị hệ thống máy bơm công suất nhỏ nên khi nước tràn vào hầm với lưu lượng nhiều cũng không thể đáp ứng nhu cầu bơm thoát nước.
Thêm nữa, hầu hết máy bơm lắp đặt tại tầng hầm ở các cao ốc chủ yếu để phục vụ công tác chữa cháy hơn là việc thoát nước, chống ngập; do vậy, nhiều cơ sở trở nên bị động trong vấn đề này. Về phía lực lượng Cảnh sát PCCC TPHCM, ngoài việc duy trì chế độ thường trực để tiếp nhận thông tin, cứu chữa hiệu quả các vụ cháy nổ, cứu nạn - cứu hộ, trong mùa mưa, đơn vị cũng luôn sẵn sàng điều động lực lượng, phương tiện thực hiện công tác bơm hút nước, chống ngập và cứu hộ tài sản của nhân dân khi có yêu cầu ứng cứu từ cơ sở”.
Chia sẻ về nhiệm vụ tăng cường này, đại tá Nguyễn Văn Quyên, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC quận Bình Thạnh, cho biết: “Trong quá trình triển khai cứu hộ chống ngập cho người dân sau những trận mưa lớn, có nhiều trường hợp tầng hầm của các cao ốc bị chìm sâu trong hàng ngàn mét khối nước. Cán bộ, chiến sĩ phải ngâm mình trong nước suốt nhiều giờ liền để giữ đường ống, vớt rác nhằm đảm bảo quá trình vận hành hệ thống bơm được liên tục. Đồng thời, hỗ trợ di dời tài sản, phương tiện của người dân... Phải nói rất vất vả, nhưng với mục tiêu cao nhất giúp dân sớm ổn định cuộc sống, công việc nên tập thể cán bộ, chiến sĩ đều thể hiện tinh thần quyết tâm cao mỗi khi nhận được yêu cầu tiếp ứng chống ngập của người dân”.
Theo đại tá Nguyễn Quang Nhựt, trường hợp xảy ra ngập nước tầng hầm tại các cao ốc, chung cư và cần đến sự ứng cứu của cơ quan chức năng, người dân trên địa bàn TPHCM có thể gọi đến tổng đài 114 để được lực lượng PCCC chuyên nghiệp hỗ trợ việc bơm hút nước, chống ngập miễn phí.
Đánh giá về công việc của lực lượng, chị Ngọc Hân, người dân sinh sống tại quận Bình Thạnh, TPHCM, vui vẻ cho biết: “Trước giờ nghĩ đơn giản lính cứu hỏa chỉ biết chữa cháy thôi, nhưng vừa qua, đặc biệt sau mỗi trận mưa lớn, tôi lại nhìn thấy các anh cảnh sát PCCC tích cực hút nước chống ngập trên các tuyến đường giao thông hay tầng hầm ở các chung cư, di dời xe máy phụ người dân để không bị hỏng do ngập nước... nên có bất ngờ và hoan nghênh việc làm này của Cảnh sát PCCC. Phải công nhận hình ảnh của các anh đang ngày càng rất đẹp trong mắt người dân TP, như “Sơn Tinh” chống “Thủy Tinh” trong truyền thuyết”.
Chia sẻ về nhiệm vụ tăng cường này, đại tá Nguyễn Văn Quyên, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC quận Bình Thạnh, cho biết: “Trong quá trình triển khai cứu hộ chống ngập cho người dân sau những trận mưa lớn, có nhiều trường hợp tầng hầm của các cao ốc bị chìm sâu trong hàng ngàn mét khối nước. Cán bộ, chiến sĩ phải ngâm mình trong nước suốt nhiều giờ liền để giữ đường ống, vớt rác nhằm đảm bảo quá trình vận hành hệ thống bơm được liên tục. Đồng thời, hỗ trợ di dời tài sản, phương tiện của người dân... Phải nói rất vất vả, nhưng với mục tiêu cao nhất giúp dân sớm ổn định cuộc sống, công việc nên tập thể cán bộ, chiến sĩ đều thể hiện tinh thần quyết tâm cao mỗi khi nhận được yêu cầu tiếp ứng chống ngập của người dân”.
Theo đại tá Nguyễn Quang Nhựt, trường hợp xảy ra ngập nước tầng hầm tại các cao ốc, chung cư và cần đến sự ứng cứu của cơ quan chức năng, người dân trên địa bàn TPHCM có thể gọi đến tổng đài 114 để được lực lượng PCCC chuyên nghiệp hỗ trợ việc bơm hút nước, chống ngập miễn phí.
Đánh giá về công việc của lực lượng, chị Ngọc Hân, người dân sinh sống tại quận Bình Thạnh, TPHCM, vui vẻ cho biết: “Trước giờ nghĩ đơn giản lính cứu hỏa chỉ biết chữa cháy thôi, nhưng vừa qua, đặc biệt sau mỗi trận mưa lớn, tôi lại nhìn thấy các anh cảnh sát PCCC tích cực hút nước chống ngập trên các tuyến đường giao thông hay tầng hầm ở các chung cư, di dời xe máy phụ người dân để không bị hỏng do ngập nước... nên có bất ngờ và hoan nghênh việc làm này của Cảnh sát PCCC. Phải công nhận hình ảnh của các anh đang ngày càng rất đẹp trong mắt người dân TP, như “Sơn Tinh” chống “Thủy Tinh” trong truyền thuyết”.
Ghi nhận sự năng động và hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, vừa qua, UBND TPHCM đã khen thưởng đột xuất 3 đơn vị trực thuộc Cảnh sát PCCC TPHCM, gồm: Phòng Cảnh sát PCCC các quận: Bình Thạnh, 9, 11 vì đã có thành tích xuất sắc trong việc kịp thời triển khai hút nước chống ngập cho người dân sau những trận mưa lớn kéo dài trên địa bàn TP.