Nông nghiệp hữu cơ - trở lại nơi bắt đầu

Nông nghiệp hữu cơ, hay còn gọi canh tác hữu cơ, là hệ thống nông nghiệp luân canh có nguồn gốc từ khi con người mới biết canh tác nông nghiệp. Dạng canh tác này chủ yếu dựa vào phân bón có nguồn gốc hữu cơ như phân từ gia súc, gia cầm, phân xanh, phân trộn, bột xương… giúp tăng độ phì nhiêu cho đất bằng nhóm cây trồng có tác dụng cải tạo đất.
Quay về với truyền thống 
Phân bón tổng hợp đầu tiên được tạo ra trong thế kỷ 19. Những phân bón đầu tiên có giá rẻ, tác dụng mạnh mẽ và dễ dàng vận chuyển mua bán số lượng. Sự ra đời tương tự cũng diễn ra đối với thuốc trừ sâu vào những năm 1940, dẫn đến những thập kỷ được gọi là “thời đại thuốc trừ sâu”. Những kỹ thuật nông nghiệp mới, đem lại tác dụng lợi ích nhanh chóng nhưng lại ngắn hạn, chúng còn gây những tác dụng phụ khác lâu dài nghiêm trọng như đất bị nén chặt, xói mòn, giảm độ màu mỡ, cùng với tác hại tới sức khỏe khi các hóa chất độc hại xâm nhập vào nguồn thực phẩm. 
Vì vậy, khi con người nhận thức được những tác hại từ nền nông nghiệp vô cơ sử dụng nhiều hóa chất, họ bắt đầu quay về với giá trị truyền thống: Nông nghiệp hữu cơ; nhấn mạnh các kỹ thuật luân canh giống cây trồng, kiểm soát dịch hại sinh học, sử dụng xen canh cây trồng khắc chế dịch hại hoặc khuyến khích sự tồn tại động vật là thiên địch của sâu bệnh dịch hại.
10 quốc gia có diện tích đất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất thế giới 
Nông nghiệp hữu cơ - trở lại nơi bắt đầu ảnh 1 Nguồn: Khảo sát năm 2017 của Viện nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ FBIL
Phương pháp nông nghiệp hữu cơ quốc tế quy định và thực thi trong khuôn khổ pháp luật của nhiều quốc gia, dựa phần lớn vào các tiêu chuẩn của Liên đoàn quốc tế về nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), một tổ chức quốc tế bảo trợ cho các tổ chức nông nghiệp hữu cơ được thành lập vào năm 1972.
Kể từ năm 1990, thị trường thực phẩm hữu cơ và các sản phẩm khác đã phát triển nhanh chóng, đạt 63 tỷ USD trên toàn thế giới vào năm 2012. Tính đến tháng 2-2017, đã có khoảng 50,9 triệu ha đất sản xuất trên thế giới áp dụng nông nghiệp hữu cơ, tương đương 1,1% tổng diện tích đất nông nghiệp trên toàn thế giới. Hiện có 11 nước có tỷ lệ đất dành cho nông nghiệp hữu cơ từ 10% trở lên với hơn 2,4 triệu người tham gia canh tác nông nghiệp hữu cơ, trong đó 3/4 là ở các nước đang phát triển. Nước có nhiều người canh tác nông nghiệp hữu cơ nhất là Ấn Độ với 585.200 người, kết đến là Ethiopia (203.200 người) và Mexico (200.039 người). 
Nâng cao nhận thức về môi trường trong dân chúng thời hiện đại đã làm bùng lên các chương trình nông nghiệp hữu cơ. Giá thành sản phẩm cao và vì vậy, một số chính phủ đã trợ cấp nhằm thu hút nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ. 
Từng bước chuẩn hóa nông nghiệp hữu cơ
Tuy nhiên, ở mức độ cho phép, người ta vẫn sử dụng hóa chất tổng hợp trên các trang trại hữu cơ, bao gồm xà phòng diệt côn trùng và các loại dầu làm vườn dùng cho quản lý tiêu diệt côn trùng; dung dịch Bordeaux (đồng sunfat hòa nước vôi), đồng hydroxit và natri bicarbonate dùng cho quản lý tiêu diệt nấm.  Đối với chăn nuôi, vaccine bị hạn chế hoặc cấm trong canh tác hữu cơ ở nhiều nơi. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thịt, sữa và trứng, là một hoạt động truyền thống hỗ trợ bổ sung cho phát triển canh tác.
Trang trại hữu cơ cố gắng cung cấp cho động vật điều kiện sống tự nhiên và thức ăn tốt nhất. Chăn nuôi hữu cơ cũng có thể phải dùng thuốc điều trị vật nuôi bị bệnh, nhưng không được phép sử dụng thuốc để thúc đẩy tăng trưởng, thức ăn của chúng phải được chứng nhận hữu cơ và chúng phải được chủ động ăn một cách tự nhiên. Một đặc điểm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ là không chấp nhận thực vật và động vật biến đổi gien. Vào ngày 19-10-1998, các đại biểu tại Hội nghị khoa học lần thứ 12 IFOAM đã ban hành Tuyên bố Plata Mardel, hơn 60 quốc gia bỏ phiếu nhất trí loại trừ việc sử dụng các sinh vật biến đổi gien trong sản xuất lương thực và nông nghiệp. 
Trong những năm 1980, các chính phủ đã bắt đầu xây dựng các hướng dẫn sản xuất hữu cơ. Trong những năm 1990, xu hướng tiêu chuẩn luật hóa bắt đầu, đáng chú ý nhất là năm 1991, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã cho phát triển bộ tiêu chuẩn EU-Eco. Theo sau các tiêu chuẩn của EU, Nhật Bản cũng có bộ tiêu chuẩn vào năm 2001 và Mỹ trong năm 2002. Năm 2005, IFOAM tạo ra các bộ nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ, một hướng dẫn quốc tế về tiêu chuẩn chứng nhận.
Sử dụng phân bón hữu cơ cũng có thể đem đến nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm có vi khuẩn từ ruột động vật, kể cả các chủng gây bệnh của vi khuẩn E.coli đã gây ngộ độc chết người do ăn thực phẩm hữu cơ. Để phòng ngừa nguy cơ này, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đưa ra tiêu chuẩn canh tác hữu cơ yêu cầu phân phải được khử trùng qua nhiệt độ cao trong phương pháp ủ yếm khí sinh nhiệt. Nếu phân động vật được sử dụng, phải được cách ly 120 ngày trước ngày thu hoặc sản phẩm (nếu sản phẩm cuối cùng tiếp xúc trực tiếp với đất, hoặc cách ly 90 ngày trước thu hoạch nếu sản phẩm thu hoạch không tiếp xúc trực tiếp với đất).
Năm 2007, Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho rằng, nông nghiệp hữu cơ thường dẫn đến giá thành nông sản cao hơn và do đó thu nhập tốt hơn cho người nông dân, vì vậy nó cần được thúc đẩy. Tuy nhiên, FAO nhấn mạnh rằng, bằng canh tác hữu cơ, người ta không thể nuôi sống nhân loại hiện nay, thậm chí còn ít đáp ứng được hơn nữa khi dân số thế giới lớn hơn trong tương lai. Do đó, phân bón hóa học là cần thiết để tăng nhanh sản lượng lương thực, tránh xảy ra nạn đói. Tuy nhiên, cũng có ý kiến phân tích từ nhiều nhà điều hành kinh doanh nông nghiệp, các nhà khoa học nông nghiệp và sinh thái, các chuyên gia nông nghiệp quốc tế cho rằng, canh tác hữu cơ sẽ không chỉ tăng nguồn cung lương thực của thế giới, nó còn có thể là cách duy nhất xóa đói và phát triển bền vững.
Phân bón tổng hợp đầu tiên được tạo ra trong thế kỷ 19. Những phân bón đầu tiên có giá rẻ, tác dụng mạnh mẽ và dễ dàng vận chuyển mua bán số lượng. Sự ra đời tương tự cũng diễn ra đối với thuốc trừ sâu vào những năm 1940, dẫn đến những thập kỷ được gọi là “thời đại thuốc trừ sâu”. Những kỹ thuật nông nghiệp mới, đem lại tác dụng lợi ích nhanh chóng nhưng lại ngắn hạn, chúng còn gây những tác dụng phụ khác lâu dài nghiêm trọng như đất bị nén chặt, xói mòn, giảm độ màu mỡ, cùng với tác hại tới sức khỏe khi các hóa chất độc hại xâm nhập vào nguồn thực phẩm. 
Vì vậy, khi con người nhận thức được những tác hại từ nền nông nghiệp vô cơ sử dụng nhiều hóa chất, họ bắt đầu quay về với giá trị truyền thống: Nông nghiệp hữu cơ; nhấn mạnh các kỹ thuật luân canh giống cây trồng, kiểm soát dịch hại sinh học, sử dụng xen canh cây trồng khắc chế dịch hại hoặc khuyến khích sự tồn tại động vật là thiên địch của sâu bệnh dịch hại.
Phương pháp nông nghiệp hữu cơ quốc tế quy định và thực thi trong khuôn khổ pháp luật của nhiều quốc gia, dựa phần lớn vào các tiêu chuẩn của Liên đoàn quốc tế về nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), một tổ chức quốc tế bảo trợ cho các tổ chức nông nghiệp hữu cơ được thành lập vào năm 1972.
Kể từ năm 1990, thị trường thực phẩm hữu cơ và các sản phẩm khác đã phát triển nhanh chóng, đạt 63 tỷ USD trên toàn thế giới vào năm 2012. Tính đến tháng 2-2017, đã có khoảng 50,9 triệu ha đất sản xuất trên thế giới áp dụng nông nghiệp hữu cơ, tương đương 1,1% tổng diện tích đất nông nghiệp trên toàn thế giới. Hiện có 11 nước có tỷ lệ đất dành cho nông nghiệp hữu cơ từ 10% trở lên với hơn 2,4 triệu người tham gia canh tác nông nghiệp hữu cơ, trong đó 3/4 là ở các nước đang phát triển. Nước có nhiều người canh tác nông nghiệp hữu cơ nhất là Ấn Độ với 585.200 người, kết đến là Ethiopia (203.200 người) và Mexico (200.039 người). 
Nâng cao nhận thức về môi trường trong dân chúng thời hiện đại đã làm bùng lên các chương trình nông nghiệp hữu cơ. Giá thành sản phẩm cao và vì vậy, một số chính phủ đã trợ cấp nhằm thu hút nông dân sản xuất nông nghiệp hữu cơ. 
Từng bước chuẩn hóa nông nghiệp hữu cơ
Tuy nhiên, ở mức độ cho phép, người ta vẫn sử dụng hóa chất tổng hợp trên các trang trại hữu cơ, bao gồm xà phòng diệt côn trùng và các loại dầu làm vườn dùng cho quản lý tiêu diệt côn trùng; dung dịch Bordeaux (đồng sunfat hòa nước vôi), đồng hydroxit và natri bicarbonate dùng cho quản lý tiêu diệt nấm.  Đối với chăn nuôi, vaccine bị hạn chế hoặc cấm trong canh tác hữu cơ ở nhiều nơi. Chăn nuôi gia súc, gia cầm, thịt, sữa và trứng, là một hoạt động truyền thống hỗ trợ bổ sung cho phát triển canh tác. Trang trại hữu cơ cố gắng cung cấp cho động vật điều kiện sống tự nhiên và thức ăn tốt nhất. Chăn nuôi hữu cơ cũng có thể phải dùng thuốc điều trị vật nuôi bị bệnh, nhưng không được phép sử dụng thuốc để thúc đẩy tăng trưởng, thức ăn của chúng phải được chứng nhận hữu cơ và chúng phải được chủ động ăn một cách tự nhiên. Một đặc điểm quan trọng của nông nghiệp hữu cơ là không chấp nhận thực vật và động vật biến đổi gien. Vào ngày 19-10-1998, các đại biểu tại Hội nghị khoa học lần thứ 12 IFOAM đã ban hành Tuyên bố Plata Mardel, hơn 60 quốc gia bỏ phiếu nhất trí loại trừ việc sử dụng các sinh vật biến đổi gien trong sản xuất lương thực và nông nghiệp. 

Quán quân thế giới về nông nghiệp hữu cơ


Australia đứng đầu thế giới về diện tích đất canh tác nông nghiệp hữu cơ, các chỉ số khác về nông nghiệp hữu cơ cũng nằm trong tốp  của thế giới. Báo cáo năm 2017 (hầu hết dữ liệu tính đến năm 2016) cho thấy, các sản phẩm hữu cơ xuất khẩu từ Australia tăng 17% so với năm 2015.
Các mặt hàng bánh mì có nguồn gốc hữu cơ tăng trưởng xuất khẩu gấp 4 lần từ năm 2015 đến năm 2016. Xuất khẩu thịt cừu, mỹ phẩm, đồ uống có cồn, sản phẩm sữa và thịt gà có nguồn gốc hữu cơ đều cho thấy sự tăng trưởng đặc biệt.
Hơn 2/3 số hộ gia đình Australia nói rằng, họ đã mua ít nhất một sản phẩm hữu cơ trong vòng 1 năm. Sức khỏe cá nhân cho người mua và gia đình họ là động lực mạnh nhất. Trái cây và rau quả, sữa và các thành phần nấu món ăn gia đình là những thực phẩm hàng đầu được người dân Australia mua hàng hữu cơ vào năm 2016. Hầu hết người mua hàng đều biết rằng, nhãn hiệu chứng nhận được sử dụng trên các sản phẩm hữu cơ như là một đảm bảo tính xác thực.
Trong những năm 1980, các chính phủ đã bắt đầu xây dựng các hướng dẫn sản xuất hữu cơ. Trong những năm 1990, xu hướng tiêu chuẩn luật hóa bắt đầu, đáng chú ý nhất là năm 1991, các nước Liên minh châu Âu (EU) đã cho phát triển bộ tiêu chuẩn EU-Eco. Theo sau các tiêu chuẩn của EU, Nhật Bản cũng có bộ tiêu chuẩn vào năm 2001 và Mỹ trong năm 2002. Năm 2005, IFOAM tạo ra các bộ nguyên tắc của nông nghiệp hữu cơ, một hướng dẫn quốc tế về tiêu chuẩn chứng nhận.
Sử dụng phân bón hữu cơ cũng có thể đem đến nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm có vi khuẩn từ ruột động vật, kể cả các chủng gây bệnh của vi khuẩn E.coli đã gây ngộ độc chết người do ăn thực phẩm hữu cơ. Để phòng ngừa nguy cơ này, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã đưa ra tiêu chuẩn canh tác hữu cơ yêu cầu phân phải được khử trùng qua nhiệt độ cao trong phương pháp ủ yếm khí sinh nhiệt. Nếu phân động vật được sử dụng, phải được cách ly 120 ngày trước ngày thu hoặc sản phẩm (nếu sản phẩm cuối cùng tiếp xúc trực tiếp với đất, hoặc cách ly 90 ngày trước thu hoạch nếu sản phẩm thu hoạch không tiếp xúc trực tiếp với đất).
Năm 2007, Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) cho rằng, nông nghiệp hữu cơ thường dẫn đến giá thành nông sản cao hơn và do đó thu nhập tốt hơn cho người nông dân, vì vậy nó cần được thúc đẩy. Tuy nhiên, FAO nhấn mạnh rằng, bằng canh tác hữu cơ, người ta không thể nuôi sống nhân loại hiện nay, thậm chí còn ít đáp ứng được hơn nữa khi dân số thế giới lớn hơn trong tương lai. Do đó, phân bón hóa học là cần thiết để tăng nhanh sản lượng lương thực, tránh xảy ra nạn đói. Tuy nhiên, cũng có ý kiến phân tích từ nhiều nhà điều hành kinh doanh nông nghiệp, các nhà khoa học nông nghiệp và sinh thái, các chuyên gia nông nghiệp quốc tế cho rằng, canh tác hữu cơ sẽ không chỉ tăng nguồn cung lương thực của thế giới, nó còn có thể là cách duy nhất xóa đói và phát triển bền vững.

Tin cùng chuyên mục