Sức sống của nghệ thuật phản chiến

Sức sống của nghệ thuật phản chiến

Là công dân sống trong đất nước có chiến tranh, hai nghệ sĩ người Ukraine tìm cách miêu tả cuộc xung đột trong những tác phẩm nghệ thuật được làm từ vỏ bom đạn.

Sức sống của nghệ thuật phản chiến ảnh 1

Mô hình State Britain mô tả về trại phản chiến trong bảo tàng ở Anh 

Họ muốn góp một phần nhỏ vào tiếng nói phản chiến, tiếng nói của những người yêu chuộng hòa bình. Họ đã chọn chất liệu đặc biệt này cùng với sơn và vải tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Phát biểu với Reuters, họa sĩ Daniel Green và Daria Marchenko nói: “Bạn không thể chỉ dùng sơn và vải để đặc tả những gì đang xảy ra ở Ukraine”. Những tác phẩm này sẽ sớm được đưa đến Mỹ trưng bày.

Một bức tranh mang tên Những trái tim trong cuộc chiến gồm hàng ngàn vỏ đạn kết dính với nhau sau đó phủ sơn màu phái trên cho thấy vết thương của một người Ukraine do đạn gây ra. Hai nghệ sĩ nói rằng những vỏ đạn này mang về từ khu vực diễn ra chiến sự ác liệt ở miền Đông Ukraine. Xung đột ở khu vực này  đã làm chết hơn 9.600 người kể từ năm 2014. Họa sĩ Green cho biết ông và đồng nghiệp muốn mô tả cuộc chiến một cách chân thật nhất.

Tại Anh, Trại biểu tình chống chiến tranh (Anti-war Camp) nổi tiếng ở Quảng trường Quốc hội vừa được chọn đưa vào bộ sưu tập tại Bảo tàng Tate. Trại biểu tình do Brian Haw lập từ năm 2001. Tại đây, ông đã giương nhiều biểu ngữ chống chiến tranh suốt 10 năm bên ngoài tòa nhà Quốc hội. Ông Haw đã qua đời năm 2011 ở tuổi 62 vì ung thư phổi.

Brian Haw đã được nhắc đến trong một số phim tài liệu như Long As It Takes (Raj Yagnik) năm 2006, TerrorStorm năm 2003, hay bộ phim  Life of Brian  đã được trình chiếu tại Liên hoan phim Khối Thịnh vượng chung. Một phim tài liệu khác là A Man Called Brian năm 2005 của Mahmoud Shoolizadeh cũng đã kể về Haw với cuộc biểu tình chống chiến tranh 24/24 suốt 10 năm.

Tranh nghệ thuật phản chiến ghép từ vỏ đạn của họa sĩ Ukraine

Trại phản chiến của Haw được nghệ sĩ Mark Wallinger tái tạo với mô hình mang tên State Britain để đưa vào bảo tàng đúng với nguyên bản từ chiếc dù bạt làm nơi trú ẩn đến tất cả các biểu ngữ và áp phích do chính Haw vẽ bằng tay. Mô hình State Britain gồm hơn 600 thứ, bao gồm nhiều thứ đóng góp từ phía công chúng như tranh vẽ, băng rôn, hình ảnh của gia đình, áp phích,  nón, bạt, hàng rào tạm thời và đồ chơi. Ngoài ra còn có nhiều hình ảnh của các em bé bị thương và bị bỏng trong các cuộc tấn công bằng tên lửa ở Iraq và Afghanistan. Ở trung tâm mô hình là hình ảnh của Haw với  một thánh giá bằng gỗ ông mặc một chiếc áo thun in hình phản chiến.

Mô hình State Britain đã được mang trưng bày tại nhiều bảo tàng ở Pháp, Hà Lan và Đức. Nhờ State Britain, Wallinger đã nhận được giải thưởng mỹ thuật Tuner của Anh trị giá 90.000 bảng năm 2007.

KHÁNH MINH

Tin cùng chuyên mục