Đón đầu cơ hội
Với sự chủ động từ phía các DN công nghiệp, cũng như sự hỗ trợ từ Nhà nước, thời gian qua, các địa phương đã thực hiện hàng loạt các chương trình, hoạt động như: Chương trình Phát triển doanh nghiệp bền vững (SCORE) nhằm giúp cho DN nhỏ và vừa nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; Chương trình “Phát triển nhà cung cấp tốt” cùng hàng trăm cuộc kết nối trực tiếp giữa các DN trong nước với các DN FDI nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm… Nhờ vậy, nhiều DN CNHT đã chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao được chất lượng sản phẩm, tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Châu Bá Long, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghiệp hỗ trợ Minh Nguyên, cho biết, nhờ tham gia chương trình “Phát triển nhà cung cấp tốt” Công ty Minh Nguyên đã mạnh dạn đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến với vốn đầu tư lên tới 1.600 tỷ đồng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như: linh kiện điện tử bằng nhựa, kim loại, chế tạo khuôn mẫu, dập kim loại… Qua đó, công ty đã được Samsung tin tưởng chọn là nhà cung ứng cấp 1, cung ứng linh kiện phụ trợ cho tổ hợp dự án sản xuất thiết bị điện tử gia dụng của Tập đoàn Samsung (do Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE Complex - SEHC triển khai ở Khu Công nghệ cao TPHCM).
Mới đây, để đón đầu cơ hội trong lĩnh vực CNHT, nhiều DN CNHT cũng mạnh dạn đầu tư các dự án cơ khí chính xác vào Khu Công nghệ cao TPHCM với tổng số vốn đăng ký hơn 1.000 tỷ đồng. Dự kiến khi đi vào hoạt động, các nhà máy sản xuất sản phẩm về chế tạo khuôn mẫu, sản xuất linh kiện nhựa, trục mô-tơ, chi tiết máy độ chính xác cao, các khuôn mẫu, khuôn dập, khuôn nhựa chính xác...
Theo ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí - điện TPHCM, lĩnh vực cơ khí chính xác được khuyến khích phát triển nhưng do kinh phí lớn và thời gian đầu tư kéo dài nên còn ít DN tham gia. Các dự án cơ khí chính xác đầu tư vào Khu Công nghệ cao TPHCM lần này áp dụng máy móc hiện đại, hướng tới mục tiêu lâu dài, tạo nền tảng phát triển lĩnh vực cơ khí chính xác của Việt Nam.
Ông Đỗ Tân Khoa, Trưởng phòng nghiên cứu, Trung tâm đào tạo Khu Công nghệ cao TPHCM cho biết, để hỗ trợ các DN, hiện nay, Trung tâm đào tạo Khu Công nghệ cao TPHCM đang đào tạo, hướng dẫn chủ các DN xây dựng các nhà xưởng thông minh, ứng dụng công nghệ, giải pháp mới; giúp chủ các DN tìm ra phương pháp mới, kết hợp giữa cái cũ và cái mới nhằm đem lại hiệu quả và năng suất cao nhất trong sản xuất.
Tăng cường kết nối - chia sẻ thông tin
Là DN hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực CNHT, đại diện Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết, đơn vị này có 13 nhà máy CNHT, ngoài cung cấp linh kiện cho Thaco còn có thể cung cấp cho các DN khác tại Việt Nam. Theo đại diện của Thaco, để hỗ trợ các DN CNHT trong nước phát triển, cần kết nối các DN lại với nhau, hợp tác; xây dựng kênh thông tin, lập trang web riêng cho các DN CNHT để các DN có thể dễ dàng tìm kiếm, kết nối với nhau.
TPHCM với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, nơi tập trung số DN CNHT lớn nhất cả nước, chính vì vậy, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho biết, đơn vị này đã và đang xây dựng cơ sở dữ liệu về các DN CNHT. Qua đó, có thể hỗ trợ xúc tiến đầu tư, tìm kiếm nhà cung ứng, đối tác tiêu thụ. Sau hơn 1 năm xây dựng cơ sở dữ liệu về các DN CNHT, TP mới cập nhật được thông tin của hơn 500 DN. Nhiều DN còn thờ ơ, cung cấp các thông tin còn thiếu, không đầy đủ chi tiết về hình ảnh, thông số kỹ thuật các sản phẩm của DN mình, gây khó khăn trong việc xây dựng được cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh để hỗ trợ kết nối, xúc tiến đầu tư.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở Công thương TPHCM cũng cho biết, đơn vị đang nỗ lực phối hợp cùng các đơn vị chức năng, hiệp hội doanh nghiệp tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm công nghiệp và CNHT tiêu biểu của doanh nghiệp thành phố trên các phương tiện truyền thông. Xây dựng, triển khai các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, CNHT.
Sở Công thương TPHCM cũng đã phối hợp với Ban Quản lý các KCX - KCN (HEPZA), Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM tổ chức “Ngày hội tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ 2018 - SFS 2018”. Qua đó, thu hút sự tham gia của 17 DN FDI và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp điện tử, ô tô và cơ khí chế tạo. Tham gia kết nối với khoảng 80 DN CNHT của Việt Nam với hơn 230 cuộc tiếp xúc kết nối trực tiếp. Phương thức kết nối trực tiếp (B2B) được các DN sản xuất CNHT đánh giá cao vì tính hiệu quả và phù hợp với các DN CNHT, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa. Đây là cơ hội giúp DN CNHT được trao đổi, tìm hiểu nhu cầu về chất lượng, số lượng cũng như tiêu chuẩn của các DN sản xuất đầu cuối trong và ngoài nước. Từ đó, xác định được những yêu cầu cung ứng; từng bước đầu tư cải thiện năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu của các đối tác và tiến tới là tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Với sự chủ động từ phía các DN công nghiệp, cũng như sự hỗ trợ từ Nhà nước, thời gian qua, các địa phương đã thực hiện hàng loạt các chương trình, hoạt động như: Chương trình Phát triển doanh nghiệp bền vững (SCORE) nhằm giúp cho DN nhỏ và vừa nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; Chương trình “Phát triển nhà cung cấp tốt” cùng hàng trăm cuộc kết nối trực tiếp giữa các DN trong nước với các DN FDI nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm… Nhờ vậy, nhiều DN CNHT đã chủ động đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao được chất lượng sản phẩm, tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Châu Bá Long, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghiệp hỗ trợ Minh Nguyên, cho biết, nhờ tham gia chương trình “Phát triển nhà cung cấp tốt” Công ty Minh Nguyên đã mạnh dạn đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến với vốn đầu tư lên tới 1.600 tỷ đồng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao như: linh kiện điện tử bằng nhựa, kim loại, chế tạo khuôn mẫu, dập kim loại… Qua đó, công ty đã được Samsung tin tưởng chọn là nhà cung ứng cấp 1, cung ứng linh kiện phụ trợ cho tổ hợp dự án sản xuất thiết bị điện tử gia dụng của Tập đoàn Samsung (do Công ty TNHH Điện tử Samsung HCMC CE Complex - SEHC triển khai ở Khu Công nghệ cao TPHCM).
Mới đây, để đón đầu cơ hội trong lĩnh vực CNHT, nhiều DN CNHT cũng mạnh dạn đầu tư các dự án cơ khí chính xác vào Khu Công nghệ cao TPHCM với tổng số vốn đăng ký hơn 1.000 tỷ đồng. Dự kiến khi đi vào hoạt động, các nhà máy sản xuất sản phẩm về chế tạo khuôn mẫu, sản xuất linh kiện nhựa, trục mô-tơ, chi tiết máy độ chính xác cao, các khuôn mẫu, khuôn dập, khuôn nhựa chính xác...
Theo ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp cơ khí - điện TPHCM, lĩnh vực cơ khí chính xác được khuyến khích phát triển nhưng do kinh phí lớn và thời gian đầu tư kéo dài nên còn ít DN tham gia. Các dự án cơ khí chính xác đầu tư vào Khu Công nghệ cao TPHCM lần này áp dụng máy móc hiện đại, hướng tới mục tiêu lâu dài, tạo nền tảng phát triển lĩnh vực cơ khí chính xác của Việt Nam.
Ông Đỗ Tân Khoa, Trưởng phòng nghiên cứu, Trung tâm đào tạo Khu Công nghệ cao TPHCM cho biết, để hỗ trợ các DN, hiện nay, Trung tâm đào tạo Khu Công nghệ cao TPHCM đang đào tạo, hướng dẫn chủ các DN xây dựng các nhà xưởng thông minh, ứng dụng công nghệ, giải pháp mới; giúp chủ các DN tìm ra phương pháp mới, kết hợp giữa cái cũ và cái mới nhằm đem lại hiệu quả và năng suất cao nhất trong sản xuất.
Tăng cường kết nối - chia sẻ thông tin
Là DN hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực CNHT, đại diện Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết, đơn vị này có 13 nhà máy CNHT, ngoài cung cấp linh kiện cho Thaco còn có thể cung cấp cho các DN khác tại Việt Nam. Theo đại diện của Thaco, để hỗ trợ các DN CNHT trong nước phát triển, cần kết nối các DN lại với nhau, hợp tác; xây dựng kênh thông tin, lập trang web riêng cho các DN CNHT để các DN có thể dễ dàng tìm kiếm, kết nối với nhau.
TPHCM với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, nơi tập trung số DN CNHT lớn nhất cả nước, chính vì vậy, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công thương TPHCM, cho biết, đơn vị này đã và đang xây dựng cơ sở dữ liệu về các DN CNHT. Qua đó, có thể hỗ trợ xúc tiến đầu tư, tìm kiếm nhà cung ứng, đối tác tiêu thụ. Sau hơn 1 năm xây dựng cơ sở dữ liệu về các DN CNHT, TP mới cập nhật được thông tin của hơn 500 DN. Nhiều DN còn thờ ơ, cung cấp các thông tin còn thiếu, không đầy đủ chi tiết về hình ảnh, thông số kỹ thuật các sản phẩm của DN mình, gây khó khăn trong việc xây dựng được cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh để hỗ trợ kết nối, xúc tiến đầu tư.
Bên cạnh đó, lãnh đạo Sở Công thương TPHCM cũng cho biết, đơn vị đang nỗ lực phối hợp cùng các đơn vị chức năng, hiệp hội doanh nghiệp tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm công nghiệp và CNHT tiêu biểu của doanh nghiệp thành phố trên các phương tiện truyền thông. Xây dựng, triển khai các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, CNHT.
Sở Công thương TPHCM cũng đã phối hợp với Ban Quản lý các KCX - KCN (HEPZA), Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM tổ chức “Ngày hội tìm kiếm nhà cung cấp công nghiệp hỗ trợ 2018 - SFS 2018”. Qua đó, thu hút sự tham gia của 17 DN FDI và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp điện tử, ô tô và cơ khí chế tạo. Tham gia kết nối với khoảng 80 DN CNHT của Việt Nam với hơn 230 cuộc tiếp xúc kết nối trực tiếp. Phương thức kết nối trực tiếp (B2B) được các DN sản xuất CNHT đánh giá cao vì tính hiệu quả và phù hợp với các DN CNHT, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa. Đây là cơ hội giúp DN CNHT được trao đổi, tìm hiểu nhu cầu về chất lượng, số lượng cũng như tiêu chuẩn của các DN sản xuất đầu cuối trong và ngoài nước. Từ đó, xác định được những yêu cầu cung ứng; từng bước đầu tư cải thiện năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu của các đối tác và tiến tới là tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22-3-2018 về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đặt mục tiêu Việt Nam tới năm 2030, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%, trong đó công nghiệp chế tạo đạt trên 20%. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%…
Để đạt được các mục tiêu quan trọng nói trên, nghị quyết nêu rõ, Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan sẽ thực hiện chính sách miễn, giảm thuế ở mức hợp lý và có thời hạn phù hợp đối với các ngành công nghiệp ưu tiên, các ngành công nghiệp thông minh. Thực thi các chính sách bảo đảm ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp. Hoàn thiện các chính sách tài chính, tiền tệ, thuế để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển công nghiệp. Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính, tín dụng (kể cả vốn vay từ nước ngoài) đối với các doanh nghiệp công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
Để đạt được các mục tiêu quan trọng nói trên, nghị quyết nêu rõ, Nhà nước và các cơ quan chức năng liên quan sẽ thực hiện chính sách miễn, giảm thuế ở mức hợp lý và có thời hạn phù hợp đối với các ngành công nghiệp ưu tiên, các ngành công nghiệp thông minh. Thực thi các chính sách bảo đảm ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô để tạo điều kiện thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp. Hoàn thiện các chính sách tài chính, tiền tệ, thuế để hỗ trợ và thúc đẩy phát triển công nghiệp. Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính, tín dụng (kể cả vốn vay từ nước ngoài) đối với các doanh nghiệp công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.