Trong đó, lĩnh vực được nhượng quyền nhiều nhất có thể kể đến là dược phẩm, giáo dục, thời trang may mặc, giày dép… Đặc biệt, ngày càng nhiều chuỗi nhà hàng, thương hiệu ẩm thực nhượng quyền vào thị phần các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng…
Theo nghiên cứu của Kantar Worldpanel, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng để phát triển ngành bán lẻ và M&A. Trong đó, thị phần ở các cửa hàng mini đã tăng trưởng vượt bật 32% từ năm 2015 đến năm 2016; còn mua sắm trực tuyến tăng 61%. Mặt khác, Việt Nam đã có mặt và xếp vị trí thứ 9 trong danh sách 12 thị trường có giá trị cao trong việc mở rộng kinh doanh quốc tế theo Top Markets Report của Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc tế.
Theo nghiên cứu của Kantar Worldpanel, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng để phát triển ngành bán lẻ và M&A. Trong đó, thị phần ở các cửa hàng mini đã tăng trưởng vượt bật 32% từ năm 2015 đến năm 2016; còn mua sắm trực tuyến tăng 61%. Mặt khác, Việt Nam đã có mặt và xếp vị trí thứ 9 trong danh sách 12 thị trường có giá trị cao trong việc mở rộng kinh doanh quốc tế theo Top Markets Report của Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc tế.
Ông Suttisak Wilaman, Phó giám đốc điều hành Công ty Reed Tradex, cho biết Việt Nam là thị trường mới nổi của ngành bán lẻ và M&A, nên tạo được sức hấp dẫn đối với nhiều thương hiệu quốc tế và khu vực. Việt Nam hội đủ các yếu tố tiềm năng như thị trường tiêu dùng lớn, mức thu nhập tăng nhanh và một thế hệ người tiêu dùng trẻ năng động… Việt Nam có số lượng dân số đã tăng hơn 93 triệu dân, trong đó khoảng 60% là dân số trẻ và ở độ tuổi lao động có thu nhập. Ngoài ra, tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng (CAGR) Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 được dự báo sẽ thuộc loại cao nhất trong khu vực ASEAN, có thể đạt 8%/năm. Điều này, mang lại triển vọng lạc quan cho ngành bán lẻ cũng như M&A phát triển và có thể tăng gấp đôi trong 5 năm tới.
Nhượng quyền thương mại hiện đang là chiến lược phổ biến được các công ty lựa chọn khi mở rộng đầu tư, kinh doanh quốc tế. Dự báo từ năm 2018 trở đi, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến tiềm năng của các thương hiệu quốc tế, đặc biệt là thương hiệu khu vực.
Do đó, các thương hiệu M&A phải chuẩn bị tâm thế sẵn sàng và có những giải pháp phù hợp với diễn biến thị trường để chuyển giao tốt nhất cho đơn vị nhận M&A địa phương với chi phí, thời gian… mang lại lợi ích cho các bên. Riêng về phía đơn vị nhận M&A địa phương cần có sự nhận thức đầy đủ, tích cực cập nhật thông tin về ngành nghề cũng như lĩnh vực muốn triển khai M&A.
Từ đó, đảm bảo các phi vụ M&A diễn ra trong điều kiện thuận lợi và bài bản thì tỷ lệ thành công mới cao hơn. Đồng thời, các thương hiệu địa phương cũng nên chủ động tăng tốc để áp dụng và bắt kịp các tiêu chuẩn toàn cầu về bán lẻ và M&A.
Tuy ngành bán lẻ và M&A đang là thị trường tiềm năng, nhưng muốn tham gia vào sân chơi chuyên biệt này, các đơn vị nhượng quyền cần có kinh nghiệm trải qua nhiều năm trên thương trường để đạt được thành công nhất định. Theo các chuyên gia, một trong những bí quyết nhượng quyền là địa phương hóa các thương hiệu quốc tế cho phù hợp với thị trường và người tiêu dùng Việt Nam. Bên cạnh đó, các đơn vị nhượng quyền không chỉ đảm bảo về chất lượng, giá cả mà công nghệ cũng là vấn đề cạnh tranh quan trọng không thể bỏ qua đối với bất kỳ nhà nhượng quyền và nhà bán lẻ nào trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường tiêu dùng.
Liên quan đến lĩnh vực tài chính, mức phí… nhượng quyền thương mại, bà Nguyễn Phi Vân, nhà sáng lập Công ty Retail & Franchise Asia, nhấn mạnh việc thương lượng như thế nào để đơn vị nhận nhượng quyền thương mại có lời và thành công, nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi chính đáng của thương hiệu nhượng quyền thương mại là bài toán khó đối với ngành này. Đặc biệt, đây là một trong những thách thức mà các đơn vị tham gia lĩnh vực nhượng quyền thương mại phải hết sức lưu ý để phòng tránh rủi ro trong quá trình hợp tác và phát triển bền vững. Thực tế trên thị trường, không chỉ các thương hiệu quốc tế mà ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới thông qua M&A.
Do đó, các phi vụ M&A tại Việt Nam cũng xuất hiện số rủi ro mà các đơn vị M&A cần nắm bắt thông tin, khảo sát kỹ lưỡng trước khi tham gia hoặc mở rộng hình thức kinh doanh này. Trong bối cảnh Việt Nam cũng chưa có thị trường M&A chuyên nghiệp, vì đang ở giai đoạn khởi điểm từ năm 2009 với một số thương hiệu quốc tế lớn thâm nhập thị trường. Và tính đến nay, thị trường không chỉ các thương hiệu quốc tế mà nhiều thương hiệu khu vực cũng đã bắt đầu tham gia. Mặc dù vậy, nhận thức về lĩnh vực M&A vẫn chưa phát triển nên trên thực tế có thể thấy những thương hiệu nhượng quyền thành công cũng như thất bại.