Thực phẩm dùng cho người bị tiểu đường

Tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh khi mắc phải thì suốt đời không khỏi bệnh, vì vậy người bệnh cần chọn lựa thực phẩm để ăn uống hàng ngày sao cho thật khoa học, nhằm góp phần ổn định đường huyết, hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra, giúp người bệnh biết tự bảo vệ sức khỏe là vô cùng quan trọng.

Thực phẩm dùng cho người bị tiểu đường

 Người tiểu đường nên duy trì đường huyết lúc trước ăn và sau ăn như thế nào?
- Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức: trước ăn là 90-130 mg/dl (5,0-7,2 mmol/l); sau ăn 1-2 giờ: < 180 mg/dl (10mmol/l). Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau: không ăn quá no và không để quá đói, chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, từ  4-5 bữa, và cần chọn lựa thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và chậm hấp thụ, ít ngọt, ít tinh bột, ít béo, giàu chất xơ, giàu vitamin và khoáng vi lượng để sau khi ăn đường huyết không tăng quá nhanh, và xa bữa ăn thì không giảm quá nhiều, mà luôn duy trì đường huyết ở mức vừa phải, như vậy là giúp người bệnh không bị mệt mỏi, có sức khỏe làm việc và học tập.
* Người bệnh tiểu đường nên chọn loại thực phẩm nào giúp ổn định đường huyết?
- Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết (viết tắt là chỉ số GI) thấp. Thực phẩm có GI thấp sẽ an toàn cho người bệnh tiểu đường như: lúa mạch, các loại đậu, các loại thịt nạc, cá, sữa và yaourt dành cho người tiểu đường, các loại rau lá, cà rốt, bí đao, bầu, mướp, dưa leo, cà chua, bưởi, mận, thanh long… các loại này người tiểu đường có thể ăn nhiều nhưng ít làm tăng đường huyết, vì đây là thực phẩm giàu chất xơ, hấp thụ chậm, giúp kéo dài cảm giác no. Các loại thực phẩm có chỉ số GI trung bình như: khoai lang, khoai sọ, khoai mì, khoai từ, chuối, xoài, cam, quýt, táo, ổi, kem, bánh quy… nên ăn vừa phải, vì ăn nhiều cũng làm tăng đường huyết. Riêng loại thực phẩm có chỉ số GI cao như: bánh mì trắng, bánh mì toàn phần, gạo trắng, miến, bột sắn, khoai bỏ lò, mì, gạo lức, đường kính, dưa hấu… chỉ nên ăn một lượng nhỏ vì dễ làm tăng nhanh đường huyết sau ăn, làm tình trạng bệnh tiểu đường nặng thêm.
* Như vậy người bệnh tiểu đường nên phối hợp thức ăn như thế nào để duy trì đường  huyết ổn định?
- Các loại lương thực cơ bản như: cơm, bánh mì, mì, nui, hủ tiếu, khoai, bắp, là những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, trong ngày nên ăn ít vì đó là lương thực chính trong bữa ăn hàng ngày. Không thể loại bỏ các thực phẩm trên ra khỏi bữa ăn mà cần phải biết điều chỉnh hợp lý giữa thực phẩm có chỉ số GI cao hay thực phẩm có chỉ số GI trung bình với một lượng lớn thực phẩm có chỉ số GI thấp, giàu chất xơ để vừa đảm bảo năng lượng cho cơ thể hoạt động và vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, đủ vitamin và khoáng chất để nuôi cơ thể, vừa giúp kiểm soát được đường huyết ổn định, không bị tăng nhanh đường huyết sau ăn và cũng không bị hạ đường huyết khi đói.

Thực phẩm dùng cho người bị tiểu đường ảnh 1 Một số loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường
 - Các thực phẩm sau khi ăn vào sẽ được tiêu hóa, hấp thụ vào máu và làm tăng đường huyết. Mức độ tăng đường huyết tùy thuộc số lượng ăn vào, hàm lượng và loại chất bột đường, thành phần chất đạm, chất béo, chất xơ chứa trong thực phẩm, cách chế biến...
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh hay chậm, người ta phải chuẩn hóa thực phẩm với cùng một số lượng chất bột đường là 50g như nhau và so mức độ tăng đường huyết của thực phẩm đó trong 2 giờ với đường glucose hay bánh mì trắng làm chuẩn với giá trị là 100, gọi là chỉ số đường huyết GI (Glycemic Index). Các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh sẽ có GI từ 70 trở lên. Mức GI trung bình từ 56-69 và GI thấp dưới 55 là những loại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm. 
Thực phẩm có GI thấp sẽ cung cấp glucose chậm và đều đặn vào máu, giúp duy trì lượng đường huyết ổn định, từ đó hạn chế các biến chứng cho người bệnh tiểu đường (đái tháo đường), là những lựa chọn tối ưu cho người bệnh.

Một số thực phẩm có chỉ số GI thấp

Thực phẩm

GI

Thực phẩm

GI

Thực phẩm

GI

Nhóm bột đường

Nhóm sữa

Nhóm trái cây

Ðậu xanh

30

Diabetcare

31.5

Bưởi

22

Bún

35

Yaourt

35

Ðào

36

Khoai lang trắng

45

Nhóm rau củ

Táo

39

Ngũ cốc nguyên cám

51

Rau cải, cà chua, cà tím

10

Cam trái

43

Cà rốt tươi

35

Nho tươi chua

43

Trái lê tươi

53

Xoài

55

Ðường trong trái cây (fructose)

20

Chế độ dinh dưỡng cân bằng hợp lý mỗi ngày là điều kiện tối cần thiết để kiểm soát đường huyết, từ đó có thể ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ biến chứng ở người bệnh tiểu đường.

Tin cùng chuyên mục