

Ngày 30-9, Phòng Cảnh sát kinh tế (CSKT), Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết, vừa phối hợp triệt phá vụ pha chế, đóng gói thuốc nuôi trồng thủy sản giả quy mô lớn trên địa bàn TP Sóc Trăng.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc và phòng chống thuốc giả.
Ngày 9-6, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có quyết định thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam đối với 5 thuốc do giả mạo hồ sơ. Cơ sở đăng ký thuốc, nhập khẩu thuốc phối hợp với các đơn vị liên quan thu hồi toàn bộ các mặt hàng thuốc giả mạo hồ sơ, gửi báo cáo thu hồi về Cục Quản lý Dược trước ngày 15-6.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh đến nhiệm vụ bảo vệ sinh hoạt, đời sống bình thường của người dân và yêu cầu ngành tuyên giáo thành phố cần nắm rõ để tuyên truyền cho người dân hiểu. Điều này nhằm góp phần tạo sự thay đổi lối sống của mỗi người dân trong điều kiện có dịch, có bệnh vẫn đảm bảo được sức khỏe và phục hồi sản xuất cùng các hoạt động khác.
Cùng với việc hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã chuyển toàn bộ hồ sơ bổ sung vụ án tới Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị truy tố 14 bị can. Tại kết luận điều tra, cơ quan điều tra xác định nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang có nhiều trách nhiệm liên quan tới quá trình thẩm định, xét duyệt, cấp số đăng ký 2 thuốc H2K Levofloxacin, H2K Ciprofloxacin mang nhãn Health 2000.
Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam với Nguyễn Đức Thuận cùng 2 người khác trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc điều trị Covid-19 giả cực lớn tại TPHCM.