- Cần chú ý đến các tính năng khác của lò để phù hợp với mục đích sử dụng, như: có quạt đối lưu, khóa an toàn hay không, hẹn giờ nấu, rã đông theo trọng lượng hay rã đông thông thường…
- Chọn mua sản phẩm chính hãng bằng cách kiểm tra mặt sau của lò có giấy dán ghi rõ thông tin thương hiệu và các thông tin về sản phẩm;
- Chọn mua lò vi sóng sử dụng biến tần sẽ giúp tiết kiệm điện. Nên chọn những loại lò nào có tráng men ở khoang lò, làm bằng chất liệu inox phủ sơn tĩnh điện sẽ dễ vệ sinh, bề mặt lại không dễ dàng bám bẩn như bụi, dấu vân tay. Chọn loại đĩa quay dễ tháo rời để lau chùi.
2. Sử dụng lò vi sóng
- Đặt lò vi sóng cao hơn nền nhà ít nhất 80cm, cách tường 10-15cm, cách trần ít nhất 40cm để thông gió. Tuyệt đối không đặt lò vi sóng dưới đất, những nơi có độ ẩm cao, gần những vật liệu dễ cháy nổ hoặc nhiệt độ cao;
- Không nên dùng lò vi sóng trong phòng có bật điều hòa và không nên đặt gần các đồ điện khác;
- Khi sử dụng, xếp thực phẩm trong lò theo vòng tròn, thực phẩm lớn và nhiều thì xếp phía ngoài để thực phẩm chín đều, nhanh, giúp giảm điện năng tiêu thụ;
- Thường xuyên vệ sinh lò vi sóng bằng cách cho một bát nước cốt chanh vào lò đun khoảng 5-7 phút. Ngắt nguồn điện trước khi làm vệ sinh lò;
- Không mở cửa lò vi sóng nhiều lần trong khi nấu. Khi đóng cửa lò, cần đảm bảo cửa lò khép chặt và kín;
- Rút phích cắm của lò vi sóng ra khỏi ổ điện khi không sử dụng;
- Nấu và hâm thức ăn ở lò vi sóng đúng cách theo như hướng dẫn sử dụng sản phẩm;
- Phải có dây tiếp đất cho lò vi sóng. Nếu không có, khi lò bị nhiễm điện sẽ gây hiện tượng giật điện, mất an toàn trong sử dụng.
(Theo Văn phòng Ban chỉ đạo tiết kiệm năng lượng, Bộ Công thương)