Triển khai Đề án Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương

Ngày 22-9, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị báo cáo Đề án “Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương – Binh Duong Innovation Region”. Hội nghị do ông Trần Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục chủ trì.
Toàn cảnh Hội nghị báo cáo Đề án “Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương – Binh Duong Innovation Region”
Toàn cảnh Hội nghị báo cáo Đề án “Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương – Binh Duong Innovation Region”

Đến tham dự dự hội nghị  còn có ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương; ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cùng lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể, huyện, thị, thành phố, Tổng Công ty Becamex IDC, các trường đại học trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Hội nghị đã tiến hành thảo luận, phân tích các giải pháp hiện thực hóa đề án vùng đổi mới thông minh, những bước tiếp theo trong công nghiệp hóa, công nghiệp 4.0, Khu công nghiệp khoa học công nghệ; số hóa, dữ liệu và sử dụng trí tuệ nhân tạo… Qua đó, tích hợp cơ hội lớn để bứt phá trong việc phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới.

Triển khai Đề án Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương ảnh 1 Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Becamex IDC Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Văn Nam nhấn mạnh: “Với tiềm năng và thực lực hiện tại của Bình Dương, đặc biệt là từ những kết quả đạt được rất quan trọng trong thực hiện Đề án xây dựng thành phố thông minh thời gian qua, chúng ta hoàn toàn có thể hướng tới và phấn đấu tiến thêm một bước nữa, đó là xây dựng Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương mà Tổng Công ty Becamex đã báo cáo, đề xuất. 

Về chủ trương, Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương thống nhất cao với việc xây dựng và triển khai Đề án Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương và việc quy hoạch Khu công nghiệp khoa học công nghệ tại huyện Bàu Bàng, với các nội dung chính cần triển khai cụ thể, như: thứ nhất, là về quy hoạch đô thị, giao thông; thứ hai là xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; thứ ba là phát triển cân bằng nền kinh tế; thứ tư là chuyển đổi số và Công nghiệp 4.0, Chính phủ số, thương mại điện tử; thứ năm là phát triển và thu hút nguồn nhân lực”.

Trong những năm qua, với các chương trình đổi mới, Bình Dương liên tiếp vượt các chỉ tiêu, đặc biệt có những tiêu chí đã tăng trưởng đột biến như về hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, xuất siêu… Số lượng doanh nghiệp trong tỉnh từ đầu năm 2016 đến tháng 3-2020 tăng hơn gấp đôi, từ trên 20.000 lên gần 44.000. Kinh tế của tỉnh thời kỳ 2011-2020 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, ước đạt khoảng 8,5%/năm. GRDP/người năm 2015 là 4.660 USD/người, đến năm 2020 ước đạt 7.665 USD/người, cao gấp 2,6 lần so với cả nước. Các huyện phía Bắc lần lượt công nghiệp hóa mạnh mẽ, ở phía nam, TP Thủ Dầu Một vươn lên đô thị loại I, Dĩ An và Thuận An được công nhận thành phố. Các chương trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ (KHCN), giáo dục hiện đại như STEM/STEAM, trung tâm đổi mới sáng tạo của tỉnh, các phòng thực nghiệm công nghệ TechLab, FabLab, các vườn ươm doanh nghiệp… đã và đang được triển khai rất chủ động và mạnh mẽ…

Triển khai Đề án Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương ảnh 2 Các đại biểu, khách mời trao đổi thêm tại hội nghị

Tin cùng chuyên mục