Trưởng thành nhờ cách mạng

Hàng ngày, trong con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo ở phường 3, quận Phú Nhuận, bà con lối xóm đều thấy một ông lão có khuôn mặt hiền từ ngồi ngắm người qua lại. Ai gặp ông cũng chào hỏi, mấy đứa con nít chạy ùa đến ôm ông. Hễ ông vắng mặt, bà con lại lo lắng hỏi thăm. Mọi người chỉ biết ông là một bậc cao niên giản dị cho đến một ngày… Xóm nhỏ bỗng rực rỡ cờ hoa, cán bộ phường, quận tất bật lo trang hoàng nhà cửa cho ông, bà con dưới quê kéo lên cùng ông mừng “sự kiện trọng đại”. Ông là Trần Trọng Bích, tên thật là Trần Bá Thế, 96 tuổi đời, 80 tuổi Đảng.
Trưởng thành nhờ cách mạng

Hàng ngày, trong con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo ở phường 3, quận Phú Nhuận, bà con lối xóm đều thấy một ông lão có khuôn mặt hiền từ ngồi ngắm người qua lại. Ai gặp ông cũng chào hỏi, mấy đứa con nít chạy ùa đến ôm ông. Hễ ông vắng mặt, bà con lại lo lắng hỏi thăm. Mọi người chỉ biết ông là một bậc cao niên giản dị cho đến một ngày… Xóm nhỏ bỗng rực rỡ cờ hoa, cán bộ phường, quận tất bật lo trang hoàng nhà cửa cho ông, bà con dưới quê kéo lên cùng ông mừng “sự kiện trọng đại”. Ông là Trần Trọng Bích, tên thật là Trần Bá Thế, 96 tuổi đời, 80 tuổi Đảng.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cho đồng chí Trần Trọng Bích

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cho đồng chí Trần Trọng Bích

1. Giọng nói Nam bộ trầm ấm, thân mật của ông khiến tôi có cảm giác như đang tâm sự với cha mình. Mắt ông bỗng sáng lên, ông nhớ lại: “Hồi đó nhà tôi nghèo lắm, cha mẹ cày thuê, gánh mướn cho địa chủ. Làm quần quật quanh năm mà vẫn chẳng đủ ăn bởi sưu cao thuế nặng. Đã vậy, người dân mình còn thường xuyên bị đánh đập, chửi mắng thậm tệ… Chứng kiến cảnh ấy, ngay từ nhỏ tôi đã cảm nhận được thế nào là nỗi nhục mất nước. Hễ thấy người lớn làm binh biến, tôi đi theo ngay. Năm 15 tuổi, tôi xin mẹ cho thoát ly theo cách mạng để trả thù nhà, đền nợ nước. Thấy con còn nhỏ, mẹ tôi khóc ròng không cho đi, tôi đành phải tìm cách trốn đi…”.

Ngót trăm tuổi nhưng khi nhớ đến mẹ, ông vẫn là một đứa con bé bỏng. Suốt cuộc đời tung hoành ngang dọc trên khắp các chiến trường Nam bộ, lúc nào ông cũng mang theo hình bóng mẹ hiền trong tim. Có lần, nhớ mẹ quá, ông lén về thăm mẹ. Lần nào mẹ con gặp nhau cũng thấm đẫm nước mắt vì không biết có còn được gặp lại nữa không.

Thoát ly được hơn một năm, nhờ lập nhiều chiến công nên ông được kết nạp Đảng. Buổi lễ kết nạp diễn ra bí mật tại núi Sam, huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang. Hôm ấy (khoảng giữa năm 1931), trời mưa lất phất, rừng núi yên tĩnh, không khí thiêng liêng lạ thường. Sau buổi lễ, ông thầm gọi: “Mẹ ơi, con đã trở thành đảng viên rồi, mẹ hãy tin ở con…”.

Những năm 1930, do Đảng ta mới thành lập nên đội ngũ đảng viên còn rất mỏng, vì vậy công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng nên ông được giao phụ trách công tác Đảng. Ông bí mật lặn lội khắp 9 tỉnh ĐBSCL lãnh đạo phong trào cách mạng, qua đó phát hiện những nhân tố tích cực kết nạp vào tổ chức Đảng. Nhờ vậy, lực lượng đảng viên đông dần lên. Ngày ấy, hễ kẻ địch nghe nói ở đâu có sự xuất hiện của Việt Minh hay đảng viên cộng sản là khiếp vía kinh hồn.

Năm 1939, tại Tân Châu, Châu Đốc có tới hơn 400 người dân tham gia cuộc biểu tình chống giặc. Bà con kéo đến bao vây đồn bót giặc, phá kho thóc của địa chủ chia cho dân nghèo. Cuộc biểu tình đã mang lại thắng lợi lớn buộc địch phải giảm chế độ sưu cao thuế nặng, nới lỏng ách áp bức bóc lột. Ít ai ngờ, người trực tiếp lãnh đạo cuộc biểu tình còn rất trẻ, chính là đồng chí Trần Trọng Bích (tức Trần Bá Thế), mới 24 tuổi, là Bí thư chi bộ xã Long Thới và vừa được bầu làm Huyện ủy viên huyện Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Sau cuộc biểu tình, mật thám Pháp ráo riết truy lùng người đứng đầu. Cuối cùng, chúng bắt được ông rồi đưa đi đày biệt tích ở Côn Đảo. Suốt 7 năm trời bị địch giam cầm và tra tấn dã man trong chuồng cọp Côn Đảo nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết của người cộng sản. Không khai thác được gì, cuối cùng chúng đành phải thả ông.

2. Năm 1944, khi vừa ra tù, ông trở về đơn vị cũ tiếp tục kháng chiến và bí mật hoạt động cách mạng ở khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ. Ông được bầu là Phó Bí thư Tỉnh ủy Châu Đốc. Với sự có mặt của người đảng viên kỳ cựu, phong trào cách mạng ở Nam bộ như được góp gió thành bão. Năm 1952, với cấp bậc Trung tá, Chính trị viên phó Tỉnh đội Châu Đốc trực tiếp lãnh đạo, xây dựng lực lượng bộ đội, du kích tham gia phong trào đấu tranh vũ trang ở các tỉnh Nam bộ.

Trước sự bố ráp của kẻ thù, để bảo toàn lực lượng, năm 1954, cấp trên tổ chức cho ông tập kết ra Bắc nhưng ông một mực xin ở lại tiếp tục chiến đấu tại chiến trường miền Nam.

Năm 1963, ông được phân công làm công tác hậu cần để đảm bảo vũ khí, quân lương cho bộ đội thực hiện các trận đánh lớn. Ông lại hăng say lao vào công việc đến mức quên cả bản thân và chuyện riêng tư. Ngày cha mẹ mất, ông bận chiến đấu không về được. Trong hoàn cảnh hoạt động bí mật, ông cũng ít có điều kiện chăm sóc vợ con. Cho đến khi căn bệnh lao phổi trở nặng do hậu quả tra tấn của địch khi còn ở tù Côn Đảo, tổ chức phải đưa ông ra Hà Nội nghỉ dưỡng. Khi vừa lành bệnh, ông lại xin được trở lại chiến trường miền Nam tiếp tục chiến đấu và có mặt trong trận Phước Long, Đồng Xoài và chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trọn một đời theo Đảng, ông tâm sự: “Tôi chỉ mong thế hệ trẻ hôm nay phải bảo vệ thành quả cách mạng mà lớp lớp cha ông đi trước đã hy sinh bao xương máu mới có được…”.

MINH NGỌC

Tin cùng chuyên mục