Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn tuyển sinh ĐH-CĐ 2010

Sáng nay 8-8, Hội đồng điểm sàn Bộ GD-ĐT đã công bố điểm sàn ĐH, CĐ 2010. Theo đó khối A, D có điểm sàn là 13 điểm; khối B, C là 14 điểm. Đây là mức điểm sàn của năm 2009. Điểm sàn bậc CĐ thấp hơn bậc ĐH 3 điểm, tương ứng với từng khối thi. Mức điểm sàn Bộ công bố dành cho học sinh phổ thông khu vực 3 (chưa tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng). Mỗi khu vực kế tiếp được giảm 0,5 điểm, đối tượng kế tiếp được giảm 1 điểm.
Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn tuyển sinh ĐH-CĐ 2010

(SGGPO) – Sáng nay 8-8, Hội đồng điểm sàn Bộ GD-ĐT đã công bố điểm sàn ĐH, CĐ 2010. Theo đó khối A, D có điểm sàn là 13 điểm; khối B, C là 14 điểm. Đây là mức điểm sàn của năm 2009. Điểm sàn bậc CĐ thấp hơn bậc ĐH 3 điểm, tương ứng với từng khối thi. Mức điểm sàn Bộ công bố dành cho học sinh phổ thông khu vực 3 (chưa tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng). Mỗi khu vực kế tiếp được giảm 0,5 điểm, đối tượng kế tiếp được giảm 1 điểm.

Thí sinh thi ĐH vui mừng báo tin cho người thân kết quả bài làm

Thí sinh thi ĐH vui mừng báo tin cho người thân kết quả bài làm

Theo công bố của Bộ GD-ĐT, tuyển sinh ĐH-CĐ năm nay, cả nước có 1.589.302 thí sinh dự thi ĐH-CĐ. Chỉ tiêu tuyển sinh ĐH năm nay là 273.217  em trong đó khối A chiếm nhiều chỉ tiêu nhất (150.032 em); khối B với 28.764 em, khối C 23.987 em, khối D 54.493 em. Chỉ tiêu tuyển sinh CĐ là 239.437 em.

Mức điểm sàn Bộ công bố dành cho học sinh phổ thông khu vực 3 (chưa tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng). Mỗi khu vực kế tiếp được giảm 0,5 điểm, đối tượng kế tiếp được giảm 1 điểm. Theo quy định, nếu dưới sàn, thí sinh chính thức trượt đại học, không được tham gia xét tuyển nguyện vọng 2, 3 vào các trường đại học.

Tuy nhiên, nếu có kết quả thi bằng hoặc cao hơn điểm sàn CĐ thí sinh có thể đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2,3 vào các trường cùng khối, còn chỉ tiêu và trong vùng tuyển.

Điểm sàn bậc CĐ thấp hơn bậc ĐH 3 điểm, tương ứng với từng khối thi.

Nguyên tắc chung để xét điểm sàn là căn cứ kết quả thi đại học của thí sinh, Bộ GD-ĐT xác định và công bố điểm sàn hệ ĐH, hệ CĐ đối với từng khối thi A, B, C, D. Điểm sàn không nhân hệ số. Điểm trúng tuyển của các trường không được thấp hơn điểm sàn. Thí sinh có kết quả thi thấp hơn điểm sàn không được tuyển vào các trường sử dụng kết quả thi theo đề chung để xét tuyển.

Sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn ĐH-CĐ, nhiều trường ĐH tại TPHCM đã công bố điểm chuẩn và tiếp tục dành nhiều chỉ tiêu (CT) xét tuyển NV2.

Trường ĐH Sư phạm TPHCM đã công bố điểm chuẩn năm 2010 và dành đến 765 CT xét tuyển NV2. Ở hệ sư phạm, ngành Toán học, Hóa có điểm chuẩn cao nhất: 19 điểm; thấp nhất là ngành Địa lý: 13 điểm. Hệ ngoài sư phạm, cao nhất là ngành CNTT, Hóa học, Ngữ văn, Việt Nam học, Quốc tế học cùng 14 điểm; ngành Vật lý thấp nhất: 13,5 điểm.

Với điểm thi thấp, trường dành đến 765 CT xét tuyển NV2 cho 17 ngành với mức điểm nhận hồ sơ bằng với mức điểm chuẩn NV1. Đối với những thí sinh thi khối A đã đăng ký xét tuyển NV2 nếu không đủ điểm vào NV2 các ngành đã đăng ký được chuyển qua ngành cử nhân Tin học.

Trường ĐH Công nghiệp TPHCM dành 540 CT xét tuyển NV2. Theo đó, ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí (50 CT): 14 ðđiểm (khối A); Công nghệ nhiệt lạnh (50 CT): 13,5 điểm (A); Khoa học máy tính (100 CT): 14 điểm (A); Công nghệ may (50 CT): 13 điểm (A); Công nghệ hóa dầu (40 CT): 16,5 điểm (A) – 17,5 điểm (B); Công nghệ hóa (50 CT): 14 điểm (A) - 15 điểm (B); Công nghệ phân tích (50 CT): 13 điểm (A) – 14 điểm (B); Công nghệ thực phẩm (50 CT): 14 điểm (A) – 16 điểm (B); Công nghệ sinh học (50 CT): 13 điểm (A ) – 14 điểm (B); Công nghệ môi trường (50 CT): 14 điểm (A) – 15 điểm (B).

Điểm chuẩn hệ ĐH năm nay của Trường ĐH Sài Gòn cao nhất là 18,5 điểm (ngành Tài chính ngân hàng, Sư phạm lịch sử) thấp nhất là 14 điểm (ngành Khoa học môi trường, Giáo dục tiểu học, Quản lý giáo dục). Trường dành 1.910 CT xét tuyển NV2. Trong đó, 160 CT hệ ĐH và 1.750 CT cho hệ CĐ.

Tại Hà Nội, điểm chuẩn ĐH Luật Hà Nội: khối C: 22; khối A: 17; khối D1: 17,5. Trường không xét tuyển NV2.

ĐH Ngoại thương có điểm chuẩn khối A là 24; khối D nhân hệ số là 29. ĐH Sư phạm Hà Nội cũng công bố điểm chuẩn trong đó ngành Sư phạm Hóa có điểm chuẩn cao nhất, 21,5; Sư phạm Văn: 20; Sư phạm Toán: 21…

T.HÙNG - L.NGUYÊN

Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được xác định, sau khi trừ số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số sinh viên dự bị của trường và sinh viên các trường Dự bị đại học được phân về trường), căn cứ vào thống kê điểm do máy tính cung cấp đối với các đối tượng và khu vực dự thi, căn cứ vào quy định về khung điểm ưu tiên và vùng tuyển; căn cứ điểm sàn do Bộ GD-ĐT quy định, Ban Thư ký trình Hội đồng tuyển sinh trường xem xét quyết định phương án điểm trúng tuyển, để tuyển đủ chỉ tiêu được giao. Các trường xây dựng điểm trúng tuyển chung, theo khối thi hoặc theo ngành đào tạo thích hợp.

Các trường không được hạ điểm trúng tuyển, trừ những trường hợp đặc biệt (trường có điểm trúng tuyển NV1 cao; trường đóng tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; một số ngành nghề khó tuyển sinh) Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét quyết định. 

Đại học Huế: Thiếu con dấu, chậm công bố điểm!

PGS-TS Nguyễn Hoàng, Trưởng ban Đào tạo Đại học Huế cho biết, chiều 8-8, Hội đồng tuyển sinh Đại học Huế đã làm việc, đề xuất điểm trúng tuyển vào các ngành học. Tuy nhiên, do vào ngày chủ nhật, không có lãnh đạo ký quyết định và đóng dấu nên sáng 9-8 Đại học Huế mới công bố điểm trúng tuyển chính thức.

Kết quả điểm trúng tuyển cao nhất Đại học Huế năm 2010 thuộc về thí sinh Nguyễn Trung Kiên (ngành Bác sĩ đa khoa, Trường ĐH Y Dược Huế) với 28 điểm. Hai thí sinh đứng thứ nhì đều đạt 27,5 điểm là Đoàn Thị Vinh Hạnh (ngành Dược sĩ, ĐH Y Dược Huế) và Thái Khắc Phúc Hưng (ngành Sư phạm Toán, ĐH Sư phạm Huế).

V.THẮNG

Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh như sau: Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 (nửa điểm); Đối với các trường đóng tại vùng dân tộc thiểu số, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng được phép lớn hơn 1,0 điểm nhưng không quá 1,5 điểm để số thí sinh trúng tuyển là người dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cần thiết.

Các trường dành chỉ tiêu tuyển sinh để đào tạo theo địa chỉ sử dụng và các trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 nhưng không quá 1,0 điểm để tuyển đủ chỉ tiêu đã được giao.

Căn cứ nguyên tắc chung và quy định nói trên, các trường xác định điểm trúng tuyển đối với các nguyện vọng theo quy định: điểm trúng tuyển nguyện vọng sau không thấp hơn nguyện vọng trước, bảo đảm tỷ lệ trúng tuyển hợp lý giữa các nguyện vọng; không hạ điểm trúng tuyển. Những trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét, quyết định.

Bộ GD-ĐT xem xét chỉ đạo cụ thể một số trường và ngành đặc thù trong việc xây dựng điểm trúng tuyển và xét tuyển nhằm bảo đảm yêu cầu chất lượng và tỷ lệ trúng tuyển hợp lý giữa các nguyện vọng của thí sinh.

Với việc lựa chọn mức điểm sàn như năm ngoái, theo bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, việc tuyển sinh của các trường sẽ không hề bị ảnh hưởng. “Tuy năm nay điểm thi thấp hơn năm 2009 nhưng số thí sinh đạt trên điểm sàn để vào ĐH không thay đổi so với năm 2009. Với điểm sàn này, các trường “top” trên không hề bị tác động; còn những trường có khó khăn về nguồn tuyển cũng không bị ảnh hưởng do có thể vận dụng Điều 33. Các trường muốn vận dụng quy định này phải làm công văn gửi Bộ”, bà Hà nói.

Bà Hà cũng cho biết, với điểm sàn này, nếu các trường không tuyển đủ NV1 thì phải dành để xét tuyển NV2, 3.

PHAN THẢO

Tin cùng chuyên mục