Sổ tay: Thạc sĩ có giỏi hơn... cử nhân?

Để đạt được danh hiệu học vị thạc sĩ thời buổi này theo tôi không khó lắm, chỉ cần học lực trung bình, có vài chục triệu đồng và nằm trong cơ cấu thì… xong ngay. Nhưng xem lại, việc thi đầu vào, chất lượng đào tạo, đầu ra thế nào(?) thì không ít thạc sĩ còn yếu hơn cử nhân về trình độ chuyên môn.

Để đạt được danh hiệu học vị thạc sĩ thời buổi này theo tôi không khó lắm, chỉ cần học lực trung bình, có vài chục triệu đồng và nằm trong cơ cấu thì… xong ngay. Nhưng xem lại, việc thi đầu vào, chất lượng đào tạo, đầu ra thế nào(?) thì không ít thạc sĩ còn yếu hơn cử nhân về trình độ chuyên môn.

Việc học cao học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành công trình nghiên cứu chuyên sâu. Nhưng “ai mà biết”, chuyện thả nổi đến bao giờ? Có người học xong lấy bằng về để khoe, người lấy bằng về để được đề bạt, cất nhắc… nhưng thử hỏi họ qua được tiếng Anh trình độ B1 châu Âu, TOEFL… ở mức độ nào, bằng cách nào? Vậy là phải vòng vo tam quốc: Nào là thuê thi hộ? chạy điểm, lót trước, lót sau... còn bao nhiêu thạc sĩ không biết quy trình làm một đề tài khoa học. Không biết bao nhiêu thạc sĩ khi xác định đối tượng nghiên cứu trật lất, không ít thạc sĩ không biết viết một bài báo khoa học…

Chuyện vui mà có thật: Ở một cơ quan nọ chuẩn bị bảo vệ đề tài cấp trường mới phát hiện sai đối tượng nghiên cứu đề tài, nhờ đến một tiến sĩ có “thâm niên” làm khoa học giải thích thì mới nhận ra lỗi sai cơ bản. Chả là vị tiến sĩ nọ lấy một ví dụ: Một đám cháy có nhiều người đến tham gia. Có người thì đến dập lửa cứu người, còn có người chỉ để hôi của, xem cho vui... Trong trường hợp này phải xác định đối tượng nghiên cứu là cái cần chiếm lĩnh (cứu người) chứ không phải cái tác động (hôi của, xem cho vui). Vậy mà hội đồng nọ đã sai ngay từ khâu thẩm định vẫn không ai phát hiện. Đề tài cứ triển khai theo đối tượng nghiên cứu cũ, sai cái hạt nhân cơ bản cũng đồng nghĩa sẽ lệch hướng nghiên cứu. Anh bạn tôi hiện công tác ở Hà Nội nói vui nhưng chuyện có thật: “Khi nào thi qua môn tiếng Anh thì lúc đấy chuẩn bị lấy bằng thạc sĩ”.

Gần đây báo chí phản ánh về chất lượng đào tạo thạc sĩ còn nhiều hạn chế, nhưng xem xét chất lượng thực cũng như quy chế còn rất khó để nâng cao chất lượng. Hiện nay, phần lớn cơ quan, trường học phải chuẩn hóa nhất là trong các đơn vị Nhà nước. Tuy nhiên, chất lượng đầu vào, đầu ra còn bộc lộ không ít yếu kém. Biết rằng, học sau đại học thì tự học là chính, nhưng chính điều đó mà người học dễ lơi là, buông lỏng, không quan tâm nhiều đến chất lượng, miễn sao thực hiện đầy đủ các chuyên đề, tiểu luận và thi kết thúc môn. Hơn nữa, điểm các môn học sau đại học (trừ ngoại ngữ) cũng hiếm có điểm dưới 7 mà phần lớn là khá, giỏi và xuất sắc. Nếu xem các bảng điểm sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) thì tốt xấu gì phần lớn cũng từ 7 trở lên.

Để nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ cần phải làm tốt khâu quản lý chất lượng ngay từ đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra. Đặc biệt phải thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá chất lượng người học, ban hành những quy chế cho điểm chặt chẽ, khách quan, trung thực. Nhất thiết, học sau đại học phải đạt được ở một trình độ sâu rộng, không thể để tình trạng có bằng thạc sĩ mà lại thua trình độ cử nhân

NGUYỄN VĂN CÔNG (Đồng Nai)

Tin cùng chuyên mục