Sổ tay: “Lạ” với mô hình 500 giờ

"Dự kiến trong 5 năm tới, các doanh nghiệp (DN) trong nước có nhu cầu tuyển dụng 411.000 nhân lực có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin (CNTT). Nhưng thời điểm hiện tại, dù lượng sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm khá lớn, con số đáp ứng được nhu cầu của xã hội chỉ khoảng 30%. Số còn lại phải đào tạo bổ sung. Chưa kể, sinh viên mới ra trường chưa thể làm việc ngay. Họ cần thời gian đủ dài để làm quen với công việc, cách thức làm việc và văn hóa của DN”, ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT-TT), chia sẻ tại Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực CNTT diễn ra mới đây.

"Dự kiến trong 5 năm tới, các doanh nghiệp (DN) trong nước có nhu cầu tuyển dụng 411.000 nhân lực có trình độ chuyên môn về công nghệ thông tin (CNTT). Nhưng thời điểm hiện tại, dù lượng sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm khá lớn, con số đáp ứng được nhu cầu của xã hội chỉ khoảng 30%. Số còn lại phải đào tạo bổ sung. Chưa kể, sinh viên mới ra trường chưa thể làm việc ngay. Họ cần thời gian đủ dài để làm quen với công việc, cách thức làm việc và văn hóa của DN”, ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ TT-TT), chia sẻ tại Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực CNTT diễn ra mới đây.

Theo ông, thực trạng kể trên là một bài toán khó đặt ra cho cả nhà trường và DN trong nhiều năm qua. Đến nay vẫn chưa có lời giải thỏa đáng. Để đáp ứng được nguồn nhân lực ổn định và thạo việc, một số tập đoàn lớn tự thành lập các trung tâm đào tạo. Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động này là khá lớn nhưng không phải trung tâm nào cũng đào tạo hiệu quả. Gần đây, một tín hiệu mừng cho thấy một số đơn vị đào tạo nghề lần đầu tiên đã đưa vào áp dụng thử mô hình “500 giờ trải nghiệm” cho các sinh viên đang theo học. Bước đầu, chương trình được sinh viên và DN đánh giá cao. Nét chung của những mô hình này là sự gắn kết trong đào tạo giữa nhà trường và DN. Trong đó, DN không chỉ đóng vai trò nhà tư vấn mà còn hỗ trợ giảng dạy và tuyển dụng sinh viên sau khi ra trường.

Đơn cử như mô hình “500 giờ trải nghiệm” cho hơn 1.000 sinh viên khoa Quản trị mạng được Trường Cao đẳng nghề CNTT iSpace triển khai từ năm học 2013-2014. DN sẽ trực tiếp lựa chọn, cùng tham gia đào tạo những nhân viên tương lai của mình. Giáo trình là tập hợp khoảng 10 module đầu việc. Mỗi module chứa 10-20 công việc thông dụng tại các DN. Khi có sự thay đổi tiêu chí tuyển dụng ứng viên, lập tức giáo trình được điều chỉnh cho phù hợp thực tế. Bên cạnh đó, để sinh viên tận tay trải nghiệm công việc, nhà trường kết hợp với hãng công nghệ DrayTek (Đài Loan) xây dựng một nhà xưởng thực nghiệm với tổng kinh phí gần 600 triệu đồng. Các sinh viên phải hoàn thành giáo trình trong 500 giờ tại xưởng thực nghiệm mới được xét tốt nghiệp ra trường.

Một đơn vị khác là hệ cao đẳng thực hành (FPT Polytechnic) thuộc Trường Đại học FPT cũng áp dụng mô hình tương tự. Từ đầu năm 2013, FPT Polytechnic bắt đầu đưa vào hoạt động xưởng thực hành kế toán. Tại đây, trong 500 giờ, sinh viên sẽ đóng vai trò như một nhân viên kế toán thực sự, đảm nhiệm các công việc, cư xử, giao tiếp theo lối văn hóa DN ngoài thực tế xã hội. Dự kiến sẽ có 5 đợt, trung bình mỗi đợt 8 - 10 sinh viên được đào tạo theo mô hình mới này.

Giải thích những nét đột phá trong mô hình đào tạo kể trên, Th.S Nguyễn Hoàng Anh, Hiệu trưởng Trường iSpcae, cho biết đây là chương trình bắt buộc đối với các sinh viên đang theo học, bên cạnh chương trình khung của Bộ GD-ĐT; giảng viên cho các giờ học lại chính là các kỹ sư CNTT thành đạt, đang làm việc tại công ty, DN tầm cỡ; thông qua kết quả hoàn thành công việc, sinh viên khá giỏi sẽ được chọn lựa làm cộng tác viên cho dự án chính thức tại công ty bên ngoài. Đây là cơ sở và tiêu chí quan trọng để các bạn có thể có ngay công việc trước thời điểm tốt nghiệp. Mô hình hứa hẹn sẽ giải được bài toán cung-cầu nan giải trong đào tạo nghề CNTT hiện nay.

TƯỜNG HÂN

Tin cùng chuyên mục