2 thành tựu y học Việt Nam mang tầm cỡ thế giới

2 thành tựu y học Việt Nam mang tầm cỡ thế giới
  • Phẫu thuật tách đôi cặp song sinh dính liền Việt - Đức
2 thành tựu y học Việt Nam mang tầm cỡ thế giới ảnh 1

Việt-Đức ngày xưa.

Vùng đất Kon Tum đã phải chịu nhiều đợt phun chất độc khai quang da cam chứa dioxin của quân Mỹ trong thời gian từ 1962-1970. Hậu quả là vùng đất này đã cho ra đời nhiều bé dị dạng bẩm sinh, trong đó có Nguyễn Việt, Nguyễn Đức sinh năm 1981. Hai em dính liền nhau ở khung xương chậu, có chung một hậu môn, một dương vật, một đường tiểu, một bàng quang, hai thận và 3 chân, thuộc dạng hiếm và khó trên thế giới.

Các chuyên viên nhi khoa VN như các GS-BS Ngô Gia Hy, Trần Thành Trai, Trần Đông A, Văn Tần, Nguyễn Thị  Ngọc Phượng... và các bác sĩ Nhật Bản đã hợp tác thực hiện ca mổ thành công kéo dài 16 giờ vào ngày 4-10-1988 tại Bệnh viện Từ Dũ - TP.HCM. Đến nay, trong khi Việt vẫn sống đời sống thực vật thì Đức đã là một chàng trai hăng say trong học tập, lao động, trở thành kỹ thuật viên tin học làm việc tại làng Hòa Bình Từ Dũ.

Sự thành công của ca mổ Việt-Đức năm 1988 là thành tựu y học mang tính đột phá đưa tên tuổi Việt Nam lên một tầm cao trong cộng đồng y khoa thế giới.

  • Điều trị hiếm muộn tại BV Phụ sản Từ Dũ

Năm 1978, Louise Brown là em bé đầu tiên ra đời trong ống nghiệm. Gần 10 năm sau, vào tháng 8-1997, bệnh viện Từ Dũ bắt đầu nghiên cứu áp dụng kỹ thuật này để ngày 27-4-1999, BV phụ sản Từ Dũ tổ chức lễ thôi nôi cho các em bé đầu tiên ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Đó là các bé Vân Anh, Quốc Bảo, Anh Thi, Đức Trân.  Cho đến nay, khoa hiếm muộn BV Từ Dũ còn có nhiều phương pháp “ly kỳ” khác để điều trị hiếm muộn như xin trứng, chuyển phôi trữ lạnh, tiêm tinh trùng vào bào tương trứng sau rã đông cùng các kỹ thuật hỗ trợ như trữ lạnh tinh trùng, trứng, phôi, chọc hút, phân lập tinh trùng với các kỹ thuật MESA, MESA-ICSI, TESA, TESE...

DS TRƯƠNG TẤT THỌ
(Tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục