Quốc hội thông qua 5 dự án luật

Bãi bỏ những quy định lạm dụng hộ khẩu

Tiếp tục giữ phương thức quản lý cư trú bằng sổ hộ khẩu, nhưng đơn giản hóa hơn thủ tục và giao cho Chính phủ chỉ đạo rà soát, bãi bỏ những quy định lạm dụng hộ khẩu làm hạn chế quyền lợi hợp pháp của công dân, đó là những nội dung quan trọng trong Luật Cư trú được Quốc hội thông qua ngày 22-11. Cùng ngày, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua 4 dự án luật khác là: Luật Quản lý thuế, Luật Đê điều, Luật Chuyển giao công nghệ và Luật Công chứng.
Bãi bỏ những quy định lạm dụng hộ khẩu

Tiếp tục giữ phương thức quản lý cư trú bằng sổ hộ khẩu, nhưng đơn giản hóa hơn thủ tục và giao cho Chính phủ chỉ đạo rà soát, bãi bỏ những quy định lạm dụng hộ khẩu làm hạn chế quyền lợi hợp pháp của công dân, đó là những nội dung quan trọng trong Luật Cư trú được Quốc hội thông qua ngày 22-11. Cùng ngày, Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua 4 dự án luật khác là: Luật Quản lý thuế, Luật Đê điều, Luật Chuyển giao công nghệ và Luật Công chứng.

  • Nhập hộ khẩu thành phố: có chỗ ở hợp pháp 1 năm trở lên
Bãi bỏ những quy định lạm dụng hộ khẩu ảnh 1

Người dân đến làm thủ tục nhập hộ khẩu tại Công an TPHCM.
Ảnh: HOÀNG ANH THƯ

Một vấn đề đáng quan tâm trong Luật Cư trú được Quốc hội thông qua (bắt đầu có hiệu lực từ 1-1-2007) là việc nới lỏng các điều kiện để đăng ký hộ khẩu thường trú.

Luật chia thành 2 trường hợp: đăng ký thường trú tại tỉnh và ở thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Còn ở thành phố, điều kiện để đăng ký thường trú là “có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ 1 năm trở lên”.

Chỗ ở hợp pháp, theo Luật Cư trú là “nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú”. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Thủ tục đăng ký thường trú cũng được đơn giản hóa hơn. Cụ thể, hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm 3 loại giấy tờ: (1) phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; (2) giấy chuyển hộ khẩu; (3) giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

  • Rà soát, bãi bỏ những quy định lạm dụng hộ khẩu
Bãi bỏ những quy định lạm dụng hộ khẩu ảnh 2

Người dân đến làm hộ khẩu tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TPHCM.
Ảnh: C.TH.

Khi Luật Cư trú được Quốc hội thảo luận, có nhiều ý kiến đề nghị xem lại quy định nghiêm cấm hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân vì chưa làm rõ, cụ thể được các hành vi lạm dụng sổ hộ khẩu; có ý kiến đề nghị cấm sử dụng hộ khẩu ngoài mục đích quản lý cư trú.

Giải trình trước khi luật được Quốc hội thông qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho rằng, trên thực tế có những trường hợp quy định về hộ khẩu bị sử dụng sai mục đích, làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Nhưng cũng có nhiều trường hợp phải căn cứ vào việc đăng ký thường trú (hộ khẩu) của công dân để thực hiện một số quyền khác như quyền bầu cử, ứng cử, thực hiện chế độ bảo hiểm, giao đất để sản xuất theo hộ...

Do đó, không thể cấm sử dụng hộ khẩu ngoài mục đích quản lý cư trú được. Còn về hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân thì rất khác nhau, lại diễn ra ở các ngành, lĩnh vực nên khó có thể liệt kê hết. Vì vậy, luật đã bổ sung thêm nội dung: “Chính phủ chỉ đạo cơ quan, tổ chức hữu quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy định về hộ khẩu để tự mình hoặc kiến nghị, chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định lạm dụng hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân”.

  • Chưa giao thẩm quyền điều tra cho cơ quan thuế

Bất ngờ lớn trong Luật Quản lý thuế được Quốc hội thông qua là thẩm quyền điều tra chưa được giao cho cơ quan thuế. Theo UBTVQH, thực tiễn những năm qua cho thấy, tình trạng trốn thuế, gian lận thuế diễn biến rất phức tạp, phạm vi ngày càng rộng, quy mô ngày càng lớn, thủ đoạn tinh vi, dẫn đến thất thu ngân sách lớn. Vì vậy, cần thiết phải tăng quyền hạn đi đôi với đề cao trách nhiệm của cơ quan thuế. Từ năm 1999 đến tháng 9-2005, cơ quan quản lý thuế đã chuyển cơ quan điều tra để khởi tố 1.616 vụ trốn thuế, gian lận thuế; đã khởi tố 553 vụ, đã xử lý xong 317 vụ...

Tuy nhiên, UBTVQH cho rằng, nhóm các biện pháp điều tra nêu trong dự thảo Luật Quản lý thuế trình Quốc hội tại phiên họp trước chưa đủ mạnh, thậm chí còn nhẹ hơn các biện pháp quy định cho thanh tra chuyên ngành thuế. Mặt khác, ở nước ta, điều tra hành chính còn là vấn đề mới, chưa được nghiên cứu kỹ.

Vì vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu vấn đề điều tra hành chính, đồng thời khi nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về tố tụng hình sự thì cần quy định giao chức năng điều tra hình sự trong một số trường hợp cụ thể, một số khâu cụ thể cho cơ quan quản lý thuế. Trước mắt, trong Luật Quản lý thuế, chỉ cho phép cơ quan thuế được áp dụng các biện pháp quy định cho thanh tra chuyên ngành, bỏ quy định về “Điều tra trốn thuế, gian lận thuế”, trong dự thảo Luật Quản lý thuế.

BẢO MINH - HÀ MY

- Luật Công chứng được Quốc hội thông qua quy định về phạm vi công chứng, công chứng viên, tổ chức hành nghề công chức, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng (không bao gồm hoạt động chứng thực). Để phòng ngừa các tranh chấp giữa các bên đã ký kết hợp đồng giao dịch, công chứng viên có trách nhiệm công chứng đối tượng của hợp đồng, giao dịch là có thật.

- Theo Luật Đê điều được Quốc hội thông qua, việc xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông được thực hiện như sau: những công trình, nhà ở hiện có không phù hợp với quy hoạch thì phải di dời; trong khi chưa di dời được thì có thể sửa chữa, cải tạo để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân nhưng không được mở rộng diện tích mặt bằng; những công trình, nhà ở hiện có phù hợp với quy hoạch thì được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới…

Tin cùng chuyên mục