Bạn biết gì về cây nha đam?

Bạn biết gì về cây nha đam?

Cây nha đam, hay cây lô hội, vẫn thường được dân gian gọi là cây lưỡi hổ có tên khoa học là Aloe Vera, Aloe Barbedensis hay Aloe Barbedensis Miller thuộc họ hành tỏi (Liliaceace) có nguồn gốc từ châu Phi. Tên gọi khác của nha đam là “cây lili của sa mạc”, “cây bất tử”, “cây thuốc”...

Cách nay nhiều ngàn năm, các dân tộc ở châu Phi, châu Mỹ đã dùng nha đam như một loại thuốc với nhiều công dụng để chữa bệnh và làm đẹp. Tên nha đam có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập “Alloeh” có nghĩa là đắng - chất nước đắng trong lá nha đam.

Bạn biết gì về cây nha đam? ảnh 1

Những tác dụng chữa bệnh của cây nha đam được biết đến từ ngàn xưa, từ Trung Hoa, Ấn Độ đến châu Phi. Sự khám phá đầu tiên của cây nha đam là từ những văn tự cổ của người Ebers, Ai Cập - năm 1500 trước Công nguyên…

Vào thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, Dioscorides đã tìm hiểu và khám phá rất sâu rộng về những tác dụng của cây nha đam trong lĩnh vực ứng dụng ngành dược thảo học, nó vừa là dược phẩm, vừa là mỹ phẩm. Ả Rập là nước tiêu thụ cây nha đam nhiều nhất. Họ đã mang nó về từ những chiến dịch, từ cuộc xâm chiếm những cánh đồng nha đam bát ngát ở Andalucia.

Nhưng tác dụng chữa bệnh của cây nha đam dần dần bị lãng quên và nhiều thứ thuốc chữa bệnh khác được sử dụng thay thế. Đến đầu thế kỷ thứ 20, chỉ duy nhất một tác dụng xổ mạnh của nha đam là còn được ghi nhớ. Vào thời điểm đó, các bác sĩ đã thử nghiệm phương pháp cổ điển bằng cây nha đam trên các chứng lở loét không thể chữa trị được và phỏng do X quang hoặc do các chất phóng xạ nguyên tử gây ra. Họ nhận thấy có kết quả tốt.

Theo Tự điển Bách khoa dược học và sách “Những cây thuốc và vị thuốc của Việt Nam” thì nha đam là một loại dược thảo. Đông y xếp nha đam vào loại thuốc xổ mạnh, dùng nhiều làm tổn thương tân dịch và chính khí. Nha đam giúp tiêu hóa vì kích thích nhẹ niêm mạc ruột, dùng liều cao nó tẩy mạnh gây xung huyết ở ruột già.

Nhựa nha đam dùng ở liều cao có thể gây ngộ độc. Lá nha đam có vị đắng, lớp vỏ xanh bên ngoài chứa một số độc tính rất có hại. Chất nhầy polysaccharide trong nha đam là một chuỗi phân tử bao gồm các mannose độc lập và các phân tử glucoz kết hợp với nhau. Có nhiều loại kích cỡ của các chất nhầy polysaccharide trong nha đam và các kích cỡ này sẽ quyết định những đặc tính chữa bệnh khác nhau.

Các phân tử trong chất nhầy của cây nha đam rất mong manh, dễ vỡ. Khi lá nha đam bị cắt, các enzym của cây được giải phóng, biến chuỗi cấu tạo đường đặc biệt của nha đam thành chuỗi cấu tạo đường đơn giản. Việc này làm mất đi một số tính năng chữa bệnh của nha đam.

Do đó, sự ổn định các chất nhầy trong cây nha đam là vấn đề mấu chốt để bảo vệ sự kết hợp các tính năng chữa bệnh của loại cây có chứa trên 160 dưỡng chất này như vitamin, amino acid, khoáng chất và enzym...

Một công bố mới nhất về công dụng của nha đam: giảm sự kích ứng da, xóa vết nhăn và trị bệnh vảy nến. Biết rõ những công dụng và hạn chế của cây nha đam, các công ty thuộc ngành nước giải khát với công nghệ và kỹ thuật hiện đại đã tập trung khai thác các dược tính tốt, các chất bổ dưỡng của nha đam và hạn chế tối đa các tác dụng phụ.

Mới đây, Công ty CP Nước giải khát Sài Gòn -Tribeco đã nghiên cứu thành công và đưa ra thị trường loại nước giải khát nha đam dạng lon, được giới thiệu rộng rãi tại các siêu thị và cửa hàng. 

TRẦN MAI

Tin cùng chuyên mục