Hoang tưởng là gì: Hoang tưởng là một dạng của rối loạn tư duy, suy nghĩ. Đó là những suy nghĩ có 3 cái không:Không có cơ sở; không thực tế; không thể đã thông, giải thích được.
Có nhiều loại hoang tưởng khác nhau, ở đây chỉ trình bày các hoang tưởng tương đối phổ biến:
- Hoang tưởng bị hại: nghĩ rằng có người hại mình, ngay cả người thân. Nhưng trong thực tế mọi người đều yếu mến bệnh nhân.
- Hoang tưởng ghen tuông: bệnh nhân xác định người bạn đời của mình có quan hệ với người khác, mặc dầu họ không có bằng chứng nào và trong thực thế cũng không có.
- Hoang tưởng bị theo dõi: bệnh nhân không muốn ra ngoài đường vì sợ có người luôn theo dõi bệnh nhân, có trường hợp nghĩ rằng có người đặt camera theo dõi họ…
Làm sao phát hiện được hoang tưởng
- Thông qua nói chuyện với bệnh nhân: đây là cách phổ biến nhất. Qua nói chuyện chúng ta sẽ nhận diện ra các suy nghĩ không phù hợp của bệnh nhân.
- Thông qua hành vi của bệnh nhân: thông qua quan sát hành vi, chúng ta thấy được các hành vi khác thường so với trước. Đối với hoang tưởng bị hại, bệnh nhân có thái độ luôn kiểm tra, hạn chế việc ăn uống, chỉ ăn những gì còn nguyên hộp hoặc do chỉnh bản thân chế biến…
- Thông qua các bài viết, ghi nhận của bệnh nhân: qua các nhật ký hoặc các giấy tờ đồ án, dự án, chúng ta phát hiện các suy nghĩ không phù hợp của bệnh nhân.
Các thuốc điều trị hoang tưởng:
Để điều trị hoang tưởng, chúng ta phải điều trị nguyên nhân gốc của nó. Ví dụ như nếu hoang tưởng do sử dụng rượu, chúng ta phải điều trị vấn đề rượu trước.
Có nhiều thuốc an thần kinh để điều trị các hoang tưởng như: Haloperidol; Risperidol; Aminazin; Clozapin; Olanzapin..
Cách chăm sóc người bị hoang tưởng
- Theo dõi việc uống thuốc của bệnh nhân: người nhà nên động viên bệnh nhân uống thuốc đều đặn. Phân tích cho bệnh nhân hiểu được cái lợi của uống thuốc và thông báo các tác dụng không mong muốn của thuốc để bệnh nhân hiểu. Đối với bệnh nhân có hoang tưởng bị hại, vấn đề uống thuốc rất khó khăn đặc biệt đối với bệnh nhân không hợp tác điều trị.
- Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc:
- Chóng mặt: Nhất là khi đang nằm mà đứng lên đột ngột. Để giải quyết vấn đề này, hướng dẫn bệnh nhân mỗi khi thay đổi tư thế nên thực hiện từ từ
- Co rút cơ: đôi lúc bệnh nhân co rút cơ ở cổ và chân tay, cứng miêng… Lúc này chúng ta giải thích cho bệnh nhân hiểu đây là tác dụng không mong muốn của thuốc và thông báo với bác sĩ để xin chỉ định thuốc hỗ trợ
- Ngủ nhiều: Sau khi uống thuốc bệnh nhân trở nên ngủ nhiều. Liều thuốc tập trung nhiều vào buổi tối.
Cách tiếp xúc với bệnh nhân khi có hoang tưởng
- Không tranh cải với bệnh nhân về nội dung hoang tưởng. Đặc biệt đối với bệnh nhân có hoang tưởng bị hại. Khi tranh cải với bệnh nhân hoang tưởng, bệnh nhân sẽ có suy nghĩ là chúng ta không hiểu bệnh nhân nên bệnh nhân không muốn nói chuyên với chúng ta, đặc biệt có những bệnh nhân sẽ có suy nghĩ chúng ta đang bảo vệ người đang hại bệnh nhân, từ đó bệnh nhân cũng cố suy nghĩ của mình.
- Không đồng tình với suy nghĩ của bệnh nhân.
- Đưa bệnh nhân về cuộc sống hiện tại: hướng bệnh nhân nói chuyện về các vấn đề đang xảy ra trước mắt bệnh nhân.
- Việc làm của bệnh nhân khi có hoang tưởng: tạo điều kiện cho bệnh nhân có việc làm, các việc làm phải đơn giản và có sự giao tiếp trong quá trình làm việc. Các hoang tưởng thường sẽ nổi dậy nhiều trong môi trường một mình, không có sự giao tiếp