Đến dự có các đồng chí: Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM; Võ Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy; Bùi Quang Huy, Bí thư Trung ương Đoàn; Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM; Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND TPHCM… cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể và nhân dân TPHCM, du khách nước ngoài và đặc biệt có sự tham dự của gần 400 đại biểu thanh niên tiên tiến toàn quốc.
Trong bài phát biểu khai mạc chương trình nghệ thuật, đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm đã nhấn mạnh về sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình tượng của Người đã trở thành hình mẫu để noi theo, là hình tượng để nhân dân, cán bộ, chiến sĩ suốt đời học tập tác phong, tư tưởng của Người. Chương trình nghệ thuật là dịp để nhân dân TP ghi nhớ về Người, học tập Người để xây dựng TP văn minh, nghĩa tình.
Chương trình được xây dựng theo hình thức sân khấu hóa, được thể hiện theo tuyến thời gian. Mở đầu là hình ảnh đất nước ta lầm than trong những năm tháng nô lệ dưới chế độ thực dân qua các bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng của nhà thơ Tố Hữu, Người đi tìm hình của nước của nhà thơ Chế Lan Viên, rồi hình ảnh Người lên đường tìm con đường giải phóng dân tộc được tái hiện qua những vần thơ Theo chân Bác của Tố Hữu. Phần tiếp theo của chương trình nghệ thuật mở đầu bằng những hình ảnh tư liệu về cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử với điểm nhấn là lời tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình sáng 2-9-1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp theo đó là tiết mục múa, hát ca khúc Tháng năm nhớ Bác, Đôi dép Bác Hồ, Em mơ gặp Bác Hồ, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Nhà Mế có ảnh Bác Hồ, Bình minh buôn làng, Làng Chăm ơn Bác, ca cổ Bên tượng đài Bác, Bài ca Hồ Chí Minh…
Phần cuối của chương trình đem đến khán giả những bài ca, điệu múa về TPHCM hôm nay như Tự hào thành phố tôi yêu, Hát cùng thành phố mang tên Người, Thành phố niềm tin, Khát vọng…
Sáng cùng ngày, tại TP Huế, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL) tổ chức khai mạc triển lãm tranh cổ động tuyên truyền 70 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11-6-1948 _ 11-6-2018) và kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 _ 19-5-2018).
Trong bài phát biểu khai mạc chương trình nghệ thuật, đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm đã nhấn mạnh về sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình tượng của Người đã trở thành hình mẫu để noi theo, là hình tượng để nhân dân, cán bộ, chiến sĩ suốt đời học tập tác phong, tư tưởng của Người. Chương trình nghệ thuật là dịp để nhân dân TP ghi nhớ về Người, học tập Người để xây dựng TP văn minh, nghĩa tình.
Chương trình được xây dựng theo hình thức sân khấu hóa, được thể hiện theo tuyến thời gian. Mở đầu là hình ảnh đất nước ta lầm than trong những năm tháng nô lệ dưới chế độ thực dân qua các bài thơ Ba mươi năm đời ta có Đảng của nhà thơ Tố Hữu, Người đi tìm hình của nước của nhà thơ Chế Lan Viên, rồi hình ảnh Người lên đường tìm con đường giải phóng dân tộc được tái hiện qua những vần thơ Theo chân Bác của Tố Hữu. Phần tiếp theo của chương trình nghệ thuật mở đầu bằng những hình ảnh tư liệu về cuộc Cách mạng Tháng Tám lịch sử với điểm nhấn là lời tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình sáng 2-9-1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiếp theo đó là tiết mục múa, hát ca khúc Tháng năm nhớ Bác, Đôi dép Bác Hồ, Em mơ gặp Bác Hồ, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Nhà Mế có ảnh Bác Hồ, Bình minh buôn làng, Làng Chăm ơn Bác, ca cổ Bên tượng đài Bác, Bài ca Hồ Chí Minh…
Phần cuối của chương trình đem đến khán giả những bài ca, điệu múa về TPHCM hôm nay như Tự hào thành phố tôi yêu, Hát cùng thành phố mang tên Người, Thành phố niềm tin, Khát vọng…
Sáng cùng ngày, tại TP Huế, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH-TT-DL) tổ chức khai mạc triển lãm tranh cổ động tuyên truyền 70 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11-6-1948 _ 11-6-2018) và kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 _ 19-5-2018).