Ngay sau khi kết thúc đợt nhận xét, lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử, tự ứng cử ĐBQH khóa XII, bà Võ Thị Dung, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TPHCM, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Ủy ban Bầu cử Quốc hội khóa XII TPHCM, đã nhận định với PV Báo SGGP:
* Các cử tri đã rất quan tâm đến hoàn cảnh, lai lịch chính trị, nhân thân và cuộc sống riêng, công việc của từng người ứng cử, tự ứng cử ĐBQH. Cử tri phát biểu tốt, rất thẳng thắn, nhận xét phân tích có tình có lý. Cử tri mong muốn người ra ứng cử phải sẵn sàng về mọi mặt, đủ tài đủ đức để trở thành người đại biểu của nhân dân, nên họ “sàng lọc” rất gắt gao.
* PV: Thưa bà có nhiều người ít tiếp xúc với cử tri nên xảy ra tình trạng có cử tri nơi cư trú không biết mặt, làm sao góp ý kiến và nhận xét?
* Bà Võ Thị Dung: Dễ thông cảm thôi, vì có những người do điều kiện công việc tận thành phố, trung ương; có người do công việc làm ăn, kinh doanh… nên ít có cơ hội gắn bó địa phương. Tuy nhiên không phải như thế thì họ là người không tốt. Theo quan điểm của chúng tôi, đã là người đại biểu của dân thì bản thân người ứng cử, tự ứng cử phải có mối quan hệ gắn bó mật thiết với người dân nơi cư trú, gắn bó với chính quyền và các hoạt động của địa phương. Có như vậy khi đã là ĐBQH họ mới nói lên tiếng nói của cử tri.
* 10 người được TƯ giới thiệu ứng cử ĐBQH (có nơi cư trú thường xuyên tại TPHCM) có số phiếu tín nhiệm 86%-100%. |
* Có ý kiến cho rằng, tại sao chúng ta không để cho người ứng cử, tự ứng cử phát biểu trước để “hiểu nhau hơn” mà lại để cho cử tri góp ý trước dẫn đến nhiều cuộc góp ý trở nên gay gắt?
* Trong tiểu sử của người đó đã ghi đầy đủ rồi nên không cần trình bày gì nữa. Hơn nữa lúc này họ chưa là ứng cử viên nên theo quy định là chưa được trình bày chương trình hành động của riêng mình. Cử tri sẽ căn cứ tiểu sử, giới thiệu chung mà đối chiếu, tìm hiểu thêm về người đó. Tuy nhiên, cử tri nơi nào có yêu cầu thì người ứng cử, tự ứng cử cũng phải trình bày cho rõ những gì cử tri còn thắc mắc.
* Đối với một số khiếu nại liên quan đến người ứng cử, tự ứng cử, nếu đến hết thời hạn khiếu nại, tố cáo mà cử tri vẫn chưa hài lòng, họ có quyền làm gì?
* Đến 10-5 mới là hạn chót giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của cử tri về những người ứng cử, tự ứng cử. Nhưng nếu cử tri vẫn không thống nhất với cách trả lời của cơ quan chức năng, những ý kiến đó vẫn được trình lên hội đồng bầu cử TƯ. Thậm chí khi đã trúng cử, vẫn có thể không công nhận tư cách ĐBQH nếu xác minh rõ tố cáo là đúng. Và ngay cả khi là ĐBQH rồi, vẫn có thể bị “bãi miễn”
* Xin cảm ơn bà!
MINH ANH (thực hiện)
Sẽ bầu bổ sung đại biểu HĐND TPHCM TR.T. - BẢO MINH |