Đền bù, tái định cư, thu hồi đất

Đâu là chính sách an sinh bền vững?

Làm thế nào để các nhà đầu tư không lợi dụng chính sách thu hồi đất cho dự án phục vụ mục đích công cộng để kinh doanh? Việc người dân cùng chia lợi nhuận với nhà đầu tư với vốn góp bằng đất vào dự án liệu có khả thi?… Đó là những vấn đề được đặt ra trong buổi trao đổi “kinh nghiệm việc ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư và đào tạo giải quyết việc làm khi nhà nước thu hồi đất” giữa HĐND các TPHCM, TP Hải Phòng, tỉnh Đồng Nai và Bình Dương vào hôm qua 10-10.

Làm thế nào để các nhà đầu tư không lợi dụng chính sách thu hồi đất cho dự án phục vụ mục đích công cộng để kinh doanh? Việc người dân cùng chia lợi nhuận với nhà đầu tư với vốn góp bằng đất vào dự án liệu có khả thi?… Đó là những vấn đề được đặt ra trong buổi trao đổi “kinh nghiệm việc ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư và đào tạo giải quyết việc làm khi nhà nước thu hồi đất” giữa HĐND các TPHCM, TP Hải Phòng, tỉnh Đồng Nai và Bình Dương vào hôm qua 10-10.

  • Bồi thường sát giá thị trường

“Hiện nay, TPHCM còn hơn 4.000 hộ đang sống tạm cư, đời sống bất an, trong khi đó nhà nước lại mất hàng trăm tỷ đồng cho việc này. Do vậy, tại kỳ họp lần thứ 8 (kỳ họp bất thường), chúng tôi dành phần lớn thời gian để bàn và đã ra nghị quyết, trong đó, khẳng định: việc bồi thường phải vận dụng trong khuôn khổ pháp luật cho phép với nguyên tắc không để người dân bị thiệt thòi và ổn định cuộc sống người dân một cách lâu dài” - ông Nguyễn Minh Hoàng, Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách, HĐND TPHCM mở đầu buổi trao đổi kinh nghiệm.

Ông Hoàng phân tích những nét mới trong Nghị quyết vừa rồi: Thứ nhất là bồi thường cho dân phải sát giá thị trường nhà đất trong điều kiện bình thường chứ không phải vừa bồi thường vừa hỗ trợ như trước đây. Bởi vì người dân yêu cầu chính quyền bồi thường theo đúng luật chứ họ không cần hỗ trợ.

Thứ hai, tất cả các dự án mới bắt buộc phải có nhà tái định cư (TĐC) trước, sau đó mới tiến hành triển khai dự án. Đặc biệt, đến ngày 30-6-2007 phải “trả nợ” nơi ở mới cho 4.715 hộ đang tạm cư.

Thứ ba, lập Quỹ hỗ trợ đào tạo giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất… Nghe vậy, đại biểu TP Hải Phòng hỏi ngay: Giá thế nào là “sát với thị trường” và “điều kiện bình thường” được định nghĩa ra sao? Ở Hải Phòng hiện nay lo cho dân có cuộc sống bằng với nơi ở cũ đã là điều cực kỳ khó khăn rồi, làm cho hơn là không khả thi.

Theo Phó Giám đốc Sở Tài chính TPHCM Trần Thị Ánh Nguyệt, giá đất “sát giá thị trường”, trước hết căn cứ vào giá đất UBND TP ban hành vào 1-1 hàng năm, kết hợp với giá giao dịch bất động sản trên thị trường từ địa điểm có giá đắt nhất đến những khúc đất “đầu thừa đuôi thẹo” (qua khảo sát của một đơn vị tư vấn). Còn trong điều kiện bình thường được xác định là thời điểm không có tình trạng đầu cơ đất. Tuy nhiên, bà Nguyệt cũng nói thêm: Thành phố có một số dự án triển khai từ năm 2000, lúc đó thu hồi đất áp giá theo Nghị định 22/CP, đến nay vẫn dang dở. Đây là vấn đề khó khi triển khai tiếp vì giá bồi thường lúc đó quá rất thấp so với giá của Nghị định 197 và so với thời điểm hiện tại.

Để “gỡ” cái này, tuần tới UBND TP sẽ có văn bản giao quyền cho các quận huyện mua nhà TĐC của các dự án để bán lại cho dân theo nguyên tắc trước đây thu hồi theo giá nào thì nay bán lại theo giá ấy. Trường hợp nếu người dân muốn nhận tiền chênh lệch thì TP cũng sẽ chi luôn, không cứng nhắc “ép” dân nhận nhà. Đối với các dự án mới, ngoài chuyện bồi thường cho dân sát giá thị trường, người dân có quyền lựa chọn nơi ở theo nhu cầu: chung cư hoặc đất TĐC.

  • Cho dân góp vốn bằng quỹ đất

“Chúng tôi rất sợ cụm từ bồi thường sát giá thị trường trong điều kiện bình thường, vì lẽ làm không khéo sẽ bị “thổi còi” ngay. Và khi đó không biết cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm” – ông Huỳnh Văn Huệ, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Đồng Nai băn khoăn.

Với việc này, bà Trần Thị Ánh Nguyệt, Phó giám đốc Sở Tài chính TPHCM cũng tâm tư không kém. Bà cho biết: “Về việc duyệt phương án bồi thường, mua quỹ nhà TĐC, TP đã phân cấp cho quận huyện hết rồi. Thế nhưng từ khi xảy ra vụ Đài phát sóng Quán Tre quận 12 mà Chủ tịch UBND quận bị khởi tố, thì mỗi tuần, Hội đồng thẩm định đền bù giải phóng mặt bằng TP nhận gần 200 văn bản của các quận hỏi ý kiến và trong 8 tháng có cả 1.000 cuộc họp về việc này. Chúng tôi không có đủ người để đi họp”.

Ông Tạ Trung Hiếu, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Đồng Nai phản ánh tình trạng các dự án kinh doanh nhưng lại áp dụng theo Nghị định 22 để thu hồi đất (sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng) sau đó nhà đầu tư lại đem phân lô bán nền lợi nhuận rất cao, là một “kẽ hở” rất lớn trong quản lý. “Nhà nước phải điều chỉnh lợi nhuận của các chủ đầu tư này bằng chính sách thuế. Việc này pháp luật cho phép mà chúng ta không thực hiện là có lỗi với người dân” - ông Hiếu đề xuất.

Để giải quyết tình hình khiếu kiện về đất đai kéo dài như hiện nay, theo ông Hiếu, cũng cần phải thực hiện phương án “đổi đất lấy hạ tầng” - cho người dân góp vốn bằng đất của mình vào dự án.

Ông Nguyễn Thiềng Đức, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế TPHCM đồng tình: “Chúng tôi đang gấp rút nghiên cứu cơ chế, hành làng pháp lý tham mưu cho UBND TP để người dân được góp phần đất của mình vào dự án tại nơi bị giải tỏa.

Bởi kinh nghiệm xương máu từ các dự án trước đây, người dân cầm một cục tiền không biết sử dụng nên một thời gian sau tay trắng hoàn trắng tay. “Không những đào tạo nghề mà còn phải hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù đúng mục đích, có khả năng sinh lợi cao, đó mới làø chính sách an sinh bền vững”.

Đại diện Sở KH-ĐT TPHCM cũng đồng tình: người dân, nhà nước góp vốn bằng đất, nhà đầu tư bỏ tiền đầu tư xây dựng rồi sau đó cùng chia lợi nhuận là cách để người dân không bị thiệt và cũng bớt áp lực về chi phí đền bù giải tỏa. 

TRẦN TOÀN 

Chủ tịch HĐND TP Phạm Phương Thảo:

Trong thời gian giữa các kỳ họp, HĐND TP còn phối hợp với Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân TP, Báo SGGP để tổ chức các chương trình “Nói và làm”, “Đối thoại cùng chính quyền TP”, chuyên mục “Tiếng nói người giám sát”.

Đây chính là hoạt động giám sát nối dài của HĐND TP. Những diễn đàn này cũng là nơi để người dân vừa chia sẻ những khó khăn của chính quyền và cũng giám sát để chính quyền khắc phục tính trì trệ, phải cộng đồng trách nhiệm với nhau. Nếu chính quyền làm không tốt những điều đã hứa, người dân sẽ hỏi thăm “sức khỏe” ngay chứ không đợi đến kỳ họp HĐND.

Tin cùng chuyên mục