Tafico

Dự án bình ổn thị trường xi măng

Tafico là một dự án nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng vốn đầu tư là 2.813 tỷ đồng, tương đương với 178,6 triệu USD. Khi đi vào sản xuất, Tafico cho công suất 4.000 tấn clinker và 150 tấn xi măng/ngày, đáp ứng tốt nhu cầu bình ổn thị trường xi măng ở khu vực phía Nam.
Dự án bình ổn thị trường xi măng

Tafico là một dự án nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng vốn đầu tư là 2.813 tỷ đồng, tương đương với 178,6 triệu USD. Khi đi vào sản xuất, Tafico cho công suất 4.000 tấn clinker và 150 tấn xi măng/ngày, đáp ứng tốt nhu cầu bình ổn thị trường xi măng ở khu vực phía Nam.

Dự án bình ổn thị trường xi măng ảnh 1

San lấp mặt bằng xây dựng nhà máy Tafico.

Tháng 11-2003, đoàn công tác của Tổng Công ty Vật liệu xây dựng số 1 – FICO (Bộ Xây dựng) đã trở lại mảnh đất Tây Ninh, nơi chiến khu xưa như một chuyến đi về với cội nguồn...

Chuyến đi này có mục đích hết sức quan trọng là tìm kiếm để thực hiện đầu tư một dự án tầm cỡ lớn của Fico tại Tây Ninh. Và kết quả như mong đợi, đoàn công tác Fico đã phát hiện được một mỏ đá vôi nằm sâu trong lòng đất, đồng thời xác định được địa điểm để xây dựng một nhà máy xi măng.

Ngay sau đó, Fico nhanh chóng tính toán, thực hiện các bước cần thiết nhằm sớm cho ra đời dự án xây dựng Nhà máy Xi măng Tây Ninh (TAFICO). Dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cho phép đầu tư vào tháng 2-2004. Đây là một dự án nhóm A với tổng vốn đầu tư là 2.813 tỷ đồng, tương đương với 178,6 triệu USD.

Có thể nói, để biến nguồn tài nguyên quý hiếm này thành sản phẩm cung ứng cho xã hội, điều tiên quyết là phải chọn cho được một dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại. Bên cạnh đó phải đảm bảo được các chỉ tiêu cần thiết cho việc sản xuất ra các loại xi măng có chất lượng cao (PC205), ổn định lâu dài, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong và ngoài nước.

Việc chọn được một hệ thống dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của dự án. Để rút ngắn các bước đầu tư và thời gian thực hiện dự án, công ty đã quyết định chọn hình thức gói thầu EPC (trọn gói). Đây là gói thầu quan trọng nhất của dự án, được thực hiện theo hình thức đấu thầu quốc tế rộng rãi. Gói thầu được chia làm hai giai đoạn, có sơ tuyển đánh giá hồ sơ dự thầu của các nhà thầu.

Kết quả, Viện Nghiên cứu thiết kế công nghiệp xi măng Thiên Tân (TCDRI - Trung Quốc) đã trúng thầu. Một gói thầu lớn với tổng giá trị hợp đồng EPC trọn gói là 93 triệu USD và thời gian thực hiện hợp đồng là 24 tháng kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực. Theo kế hoạch, TCDRI sẽ thực hiện hợp đồng EPC về xây dựng Nhà máy Xi măng TAFICO có công suất 1,5 triệu tấn/năm, đảm bảo thiết lập được một dây chuyền sản xuất xi măng hiện đại, chất lượng ổn định...

Ông Trần Phương Tùng, Tổng Giám đốc Fico kiêm Chủ tịch HĐQT Tafico, cho biết: để đảm bảo thực thi tiến độ khởi công nhà máy chính vào tháng 7-2006, hiện nay các đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều hạng mục quan trọng, như hoàn tất mặt bằng, xây dựng hệ thống cấp điện, nước, xây dựng văn phòng quản lý dự án tại hiện trường, nhà phục vụ cho cán bộ công nhân viên và các chuyên gia, đường giao thông vào nhà máy...

Cũng theo ông Trần Phương Tùng, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành dự án, thì vấn đề thị trường tiêu thụ là hết sức quan trọng đối với dự án này. Bởi lẽ, dự án này được đầu tư sau so với các dự án của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, của các liên doanh và của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài khác, nên vấn đề thị trường là hết sức quan trọng và cấp thiết.

Vì vậy, Tafico cần phải sớm có kế hoạch xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xi măng Tafico, công tác này phải được thực hiện tốt ngay từ bây giờ cho tới khi nhà máy xuất xưởng những bao xi măng mang thương hiệu Tafico đầu tiên ra thị trường.

HIỀN VY-THANH HÙNG

 

Tin cùng chuyên mục