Năm 2022 có nhiều biến động lớn về địa chính trị trên thế giới, dẫn đến nền kinh tế toàn cầu đón nhận sự thay đổi mang tính thời đại cho những năm tiếp theo, trước mắt là trong năm 2023.
Gần đây, khi Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì, Ukraine cấm xuất khẩu lúa mì, yến mạch, đường, Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ, Malaysia cấm xuất khẩu thịt gà… càng làm dấy lên lo ngại về làn sóng tăng giá thực phẩm.
Giá lương thực đã lên tới mức cao nhất trong lịch sử 61 năm kể từ khi Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc (FAO) bắt đầu công bố chỉ số giá lương thực. Cuộc khủng hoảng giá lương thực này xuất phát từ cuộc xung đột giữa hai nước sản xuất và xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới Nga và Ukraine.
Dự kiến ngày 28-3, hội nghị của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) về khu vực Mỹ Latinh và Caribe khai mạc tại thủ đô Quito, Ecuador. Đại diện của 33 quốc gia trong khu vực sẽ tập trung bàn thảo, tìm kiếm các giải pháp hướng tới một nền sản xuất tiến bộ hơn, đảm bảo an toàn môi trường và cuộc sống người dân.
Liên hiệp quốc (LHQ) cảnh báo, xung đột tại Ukraine và diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã tác động tới an ninh lương thực toàn cầu, trong đó có châu Á. Vì vậy, hơn lúc nào hết, các nước ở châu Á đã hành động nhằm đảm bảo an ninh lương thực và giảm thiểu tác động xấu của giá lương thực với người dân.
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) công bố hôm 4-3 cho thấy, giá lương thực thế giới đã lên tới mức cao nhất trong lịch sử 61 năm. Trong đó, chỉ số giá lương thực của FAO đã đạt mức 140,7 điểm - cao hơn so với mức 135,4 điểm của tháng trước đó và cao hơn 24,1% so với cùng kỳ.
Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) kêu gọi khoảng 130 triệu USD để hỗ trợ khẩn cấp cho người dân sống tại các khu vực bị hạn hán ở Ethiopia, Kenya và Somalia.
Sáng 16-12 tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp quốc (FAO) đã tổ chức hội nghị toàn thể Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) với chủ đề "Đối tác xanh cho một nền nông nghiệp mới".
Tại lễ kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới sáng 15-10, các chuyên gia ở Việt Nam cũng như quốc tế đều khẳng định rõ ràng rằng, chưa bao giờ vấn đề an ninh lương thực lại quan trọng và đặt ra cấp thiết trong bối cảnh đại dịch Covid-19 như hiện nay, trên phạm vi toàn thế giới, từ thành thị tới nông thôn.
Chiều tối 24-9, Văn phòng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp quốc (FAO) tại Việt Nam thông tin, 2 nhà khoa học của Việt Nam sẽ được FAO và IAEA trao giải thưởng nhờ những công trình trong chọn tạo giống thực vật đột biến.
Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) vừa khởi động Hành động toàn cầu về phát triển xanh các sản phẩm nông nghiệp đặc sản (SAP) với khẩu hiệu “Một quốc gia một sản phẩm ưu tiên”.
Cuộc họp trực tuyến nhằm thay đổi các điều luật nhằm hạn chế các khoản trợ cấp ngư nghiệp có hại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã kết thúc với những dấu hiệu khả quan. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh tình trạng đánh bắt theo kiểu tận diệt trải qua 20 năm đàm phán mà chưa có kết quả.
Nước là khởi nguồn của sự sống, mọi biến động về nguồn nước sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường và sự sống trên Trái đất. Hiện nay, tài nguyên nước đang bị de dọa nghiêm trọng do dân số tăng, nhu cầu ngày càng lớn cho sản xuất công - nông nghiệp và tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH).
Ngày 21-5 hàng năm đã được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Quốc tế Trà; Đồng thời Liên Hợp Quốc cũng đã kêu gọi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) cùng các nước tham gia ngày Quốc tế Trà này.
Liên hiệp quốc, Liên minh châu Âu và một số tổ chức nhân đạo quốc tế cảnh báo, cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang trở trầm trọng hơn. Trong đó, tại khu vực Trung Mỹ, số người rơi vào tình trạng thiếu lương thực đã tăng lên 11,8 triệu người trong năm 2020.
Tổ chức Lương Nông Liên hiệp quốc (FAO) vừa có cảnh báo về việc thảm họa thiên nhiên ngày càng gia tăng tần suất xuất hiện và mức độ nguy hiểm. Thực tế này đang đẩy hệ thống sản xuất lương thực toàn cầu đứng trước nguy cơ thiệt hại hơn 18 tỷ USD mỗi năm.
Ý thức một năm nhân loại toàn cầu bị cuộc khủng hoảng Covid-19 hoành hành, Tổ chức Lương Nông của Liên hiệp quốc (FAO) đã khởi động năm 2021 là Năm quốc tế về rau và trái cây (IYFV 2021).