Vùng Đông Nam bộ (TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh) có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước; đồng thời có vai trò quan trọng trong giao thương với cả nước và quốc tế. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông của vùng chưa được phát triển đồng bộ, dẫn đến chuỗi cung ứng nội vùng và ngoại vùng bị quá tải, giảm tính kết nối, làm tăng chi phí vận chuyển, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
TPHCM đang khẩn trương triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm như đường Vành đai 2, 3, 4; tuyến metro số 1, 2 và cao tốc TPHCM - Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh), cao tốc TPHCM - Chơn Thành, cầu Cần Giờ... Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề liên quan đến cơ chế pháp lý đầu tư, nguồn vốn chưa thật sự cụ thể nên rất khó triển khai như kỳ vọng.
Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Đồng Nai, cho biết, trong năm 2023, tỉnh được Trung ương tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách từ 45% lên 50% trên số nguồn thu nội địa vượt để lại cho tỉnh, dự kiến khoảng 2.000 tỷ đồng.
Ngày 1-1, tại tỉnh Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công 12 dự án thành phần đường cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 và phát động Tháng thi đua cao điểm giải ngân vốn đầu tư công.
Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã thông qua định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, nhấn mạnh việc phân vùng, trục tăng trưởng, hành lang kinh tế làm động lực cho các nguồn tăng trưởng mới.
Ngày 25-10, UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó, khắc phục thiệt hại kết cấu hạ tầng giao thông do bão và mưa lớn thời gian qua.
Hội nghị khoa học về chuyển đối số trong lĩnh vực đầu tư, quản lý hạ tầng giao thông được tổ chức tại Hà Nội ngày 7-10, với sự tham dự của đại diện Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ KH-CN và các chuyên gia.
Trong nhiều năm qua, các đô thị trong tỉnh Bình Dương như Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một đối mặt tình trạng quá tải hạ tầng giao thông, thoát nước do nhiều năm phát triển “nóng” các khu công nghiệp (KCN). Để tránh lặp lại hạn chế này, tỉnh đang ưu tiên đầu tư phát triển trước hạ tầng giao thông ở các huyện, thị phía Bắc của tỉnh để mở ra không gian phát triển mới, giúp thu hút, dịch chuyển dòng vốn đầu tư và người lao động, giảm áp lực dân cư cho các địa bàn giáp ranh ở TPHCM.
Tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định đầu tư nâng cấp các tuyến đường tại Khu kinh tế Dung Quất với tổng giá trị dự kiến khoảng 500 tỷ giai đoạn 2023-2025 trước tình trạng hàng loạt các tuyến đường tại đây đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng.
Những ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, sớm thông xe tuyến đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, để người dân miền Tây đi lại thuận lợi trong dịp tết.
Ngày 1-6, Sở KH-ĐT tỉnh Bình Định cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh Bình Định thu hút được 29 dự án mới đầu tư vào tỉnh, với tổng vốn trên 5.500 tỷ đồng.
Bộ GTVT vừa ra chỉ thị nóng về nâng cao chất lượng, đảm bảo tiến độ và siết chặt kỷ cương, trách nhiệm trong quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông.
Đó là nhận xét của GS, TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tại phiên thảo luận về chuyên đề Kinh tế - Phát triển đô thị trong khuôn khổ Hội thảo khoa học chiều 19-4.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh, trong mục tiêu phát triển, TPHCM tập trung phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hạ tầng số. Đây là 3 lĩnh vực TPHCM chú trọng hợp tác và mong muốn có sự hợp tác lâu dài, vì sự phát triển của TPHCM và cả nước, cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.
Ngày 31-3, tại TPHCM, Sở GTVT TPHCM đã có buổi báo cáo chuyên đề về “Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông logistics trên địa bàn thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đề án, TPHCM dự kiến cần khoảng 81.225 tỷ đồng để thực hiện các dự án giao thông trên địa bàn và kết nối các tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Theo kế hoạch đầu tư hạ tầng giao thông giai đoạn 2021-2030, TPHCM cần 970.654 tỷ đồng để thực hiện các dự án trọng điểm. Tuy nhiên, với nguồn vốn ngân sách eo hẹp như hiện nay, thành phố cần có cơ chế đặc thù, cách làm mới để đáp ứng nhu cầu bức thiết của người dân và doanh nghiệp.
Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm của năm 2022, trong đó hàng đầu là đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để củng cố, tăng cường, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và các sự kiện lớn của đất nước.
Dự kiến trong giai đoạn 2021-2025, ngành giao thông được bố trí 420.000 tỷ đồng đầu tư cho hạ tầng giao thông, trừ chi phí bảo hành và dự phòng, bình quân 4 năm còn lại ngành sẽ giải ngân hơn 80.000 tỷ đồng/năm. Việc giải ngân với nguồn vốn kỷ lục làm dư luận lo ngại về năng lực triển khai, kiểm soát tiến độ, chất lượng của ngành giao thông. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể xung quanh vấn đề này.
Thời điểm cuối năm, một số công trình hạ tầng giao thông, đô thị đã được đưa vào sử dụng, làm cho đường phố các quận nội thành TPHCM thêm phần sáng sủa.
Mới đây, tại hội nghị thẩm định Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng tiếp tục nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của hạ tầng giao thông ĐBSCL.