
Việc tăng giá xăng dầu đã bắt đầu tác động đến thị trường. Giá bán lẻ nhiều loại hàng hóa trên thị trường đã tăng cao. Theo dự báo từ nay đến cuối năm, giá nhiều mặt hàng sẽ còn tiếp tục phải điều chỉnh.
Giá tăng bình quân 3% đến 5%

Dù giá bán các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng mạnh nhưng lượng hàng về các chợ đầu mối vẫn không giảm. (Ảnh chụp tại chợ đầu mối Bình Điền rạng sáng ngày 7-5-2006.
Đến thời điểm này, mặc dù giá bán nhiều mặt hàng tiêu dùng tại các siêu thị vẫn tương đối ổn định do khả năng dự trữ hàng hóa lớn của DN nhưng tại các cửa hàng và các chợ bán lẻ, giá bán đều đã được điều chỉnh ở mức tăng thăm từ 5% - 10%.
Tại chợ Văn Thánh, giá bán 1kg đường Biên Hòa RE đóng túi 14.000 đồng, đường kính trắng 13.000 đồng/kg… Nhiều loại hàng thực phẩm tươi sống như tôm, cua, cá, rau củ quả... giá bán cũng đã tăng thêm từ 500 - 5.000đồng/kg tùy loại.
Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó Giám đốc Công ty Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối Thủ Đức cho rằng, việc tăng giá xăng dầu ảnh hưởng không nhiều đến giá hàng hóa, nhưng tại khu vực các chợ bán lẻ thì tất cả các mặt hàng đã biến động rất mạnh.
Cùng thời điểm này, nhóm các mặt hàng công nghiệp đã bắt đầu hình thành một mặt bằng giá mới. Biểu hiện rõ nhất là giá bán hầu hết các loại vật liệu xây dựng đã tăng thêm từ 10% - 15%. Chị Đinh Thị Kim Cúc, Giám đốc DNTN Phước Thịnh Nhôm cho biết, khi giá xăng chưa tăng thì 1m2 nhôm Tung Kuang (Đài Loan) loại 1 chỉ dao động ở mức từ 400.000 - 450.000 đồng/m nhưng hiện nay, loại nhôm này đã tăng lên tới 550.000 đồng/m.
Mặt hàng sắt xây dựng cũng đã tăng từ 7.700 đồng/kg lên 8.100 đồng/kg, thép cũng đã tăng thêm 50.000 đồng/tấn. Do giá xăng dầu tăng nên nhiều cửa hàng cũng đã tăng chi phí vận chuyển thêm 3% so với trước. Cũng theo chị Cúc, do giá nguyên liệu để sản xuất nhôm từ đầu năm đến nay liên tục tăng nên giá bán thành phẩm kể đến thời điểm này cũng đã tăng tới 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty Xi măng Hà Tiên 1 cũng vừa thông báo tăng giá xi xăng xuất xưởng tăng từ 885.000 đồng/tấn lên 930.000 đồng/tấn. Đây là lần tăng giá thứ 2 của công ty này kể từ đầu năm 2006 đến nay. Riêng các DN sản xuất các loại thành phẩm có nguồn gốc từ nhựa, cao su thì đang than trời vì lỗ.
Ông Lê Văn Trí, Phó Giám đốc Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina) cho rằng từ đầu năm 2006 đến nay, giá cao su thiên nhiên tăng liên tục nhưng chưa có dấu hiệu sẽ dừng lại. Hiện nay, giá cao su thiên nhiên đã ở mức 40 triệu đồng/tấn. Cũng theo ông Trí, với giá nhiên liệu và nguyên liệu hiện nay thì giá bán thành phẩm của Casumina phải tăng thêm từ 3% - 5% thì mới có lãi.
Giá sẽ còn tăng?
Giá nguyên liệu tăng cao nên ngay từ cuối tháng 3-2006, Casumia đã phải điều chỉnh giá tăng thêm 5% ở một số sản phẩm như săm lốp ô tô, xe máy… Vì vậy, Casumina không thể tăng giá bán một lần nữa vào ngay thời điểm này, thời điểm mà mọi thứ đều lên giá! Công ty đang phải xem xét lại tất các yếu tố từ chi phí quản lý, quảng cáo, chi phí thị trường và tiếp tục cắt giảm tỉ lệ hao hụt trong sản xuất ở mức tối thiểu để có thể bình ổn giá.
“Thế nhưng, chúng tôi chỉ làm được việc này khi lượng nguyên liệu tồn kho của chúng tôi vẫn còn đủ cho nhu cầu sản xuất. Trên thực tế, giá nguyên liệu đến thời điểm này vẫn không có dấu hiệu giảm, nên khi mua nguyên liệu mới, việc tăng giá bán các loại thành phẩm của Casumina là khó tránh khỏi” – ông Trí nhấn mạnh.
Cùng quan điểm này, ông Trần Việt Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Nam Thái Sơn cũng thừa nhận: “Giá nguyên liệu nhựa trên thế giới đang tăng chóng mặt. Chúng tôi chỉ có thể gồng mình chịu lỗ trong một tháng. Bước sang tháng thứ 2 thì mọi chuyện đều có thể xảy ra do chúng ta bị lệ thuộc rất nhiều vào giá hàng hóa thế giới”.
Bà Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc chuỗi siêu thị Hà Nội phân tích: dù chưa có công ty nào chính thức đề nghị tăng giá bán, nhưng thông tin hành lang từ nhiều công ty, trong tháng tới giá bán nhiều nhóm hàng sẽ được điều chỉnh thêm từ 5% - 10%.
THÚY HẢI
Ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp VN: |