Đắk Lắc

Hỗ trợ cho HS dân tộc thiểu số vào học ở các trường ĐH, CĐ

Hỗ trợ cho HS dân tộc thiểu số vào học ở các trường ĐH, CĐ
Hỗ trợ cho HS dân tộc thiểu số vào học ở các trường ĐH, CĐ ảnh 1

Tỉnh Đắk Lắc đã có 363 học sinh của 16 dân tộc thiểu số được cử tuyển vào học ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trong cả nước, đạt 87%; trong đó đông nhất là học sinh người dân tộc Êđê, M'nông, Jarai.

Các em được theo học 16 ngành nghề gồm: sư phạm, y khoa, dược khoa, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng, kinh tế, thuỷ lợi, kiểm sát, văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao, kinh tế, luật, trong đó sư phạm có 132 em. Có nhiều học sinh sau khi ra trường đã được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyển dụng vào làm việc và đã có những đóng góp nhất định vào việc phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.

Sau khi có chỉ tiêu phân bổ của Trung ương, UBND tỉnh đã phân các chỉ tiêu về các địa phương, các huyện, thành phố, có sự bàn bạc thống nhất với các cấp, các ngành, các trường học liên quan, tiến hành công khai, dân chủ. Kết quả cử tuyển được tỉnh thông báo rộng rãi, kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tuy nhiên, các học sinh được cử tuyển ở Đắk Lắk hầu hết là những gia đình nghèo. Nhà nước cũng đã có chính sách hỗ trợ, miễn giảm sự đóng góp, nhưng mức độ còn thấp; nên các em gặp nhiều khó khăn khi đi học. Cũng có những trường hợp không theo học được phải trở về địa phương.

Mặc khác, chất lượng đầu vào của học sinh thuộc diện cử tuyển đều hạn chế, nên theo học khá vất vả, dẫn đến hạn chế về chất lượng. Cụ thể như lớp kinh tế nông- lâm trường Đại học Tây Nguyên có 46 học sinh , có 23,9% học sinh xếp loại yếu; 43,3% học sinh trung bình. 30 học sinh ở trường Cao Đẳng Sư phạm tỉnh học về lớp tạo nguồn giáo viên thì có 100% học sinh chỉ đạt trung bình...

Thiết nghĩ, Chính phủ cần có văn bản chỉ đạo các nhà trường có học sinh cử tuyển xây dựng một chương trình đào tạo phù hợp hơn cho đối tượng là học sinh thuộc diện cử tuyển để vừa đảm bảo được khối lượng kiến thức, nhưng lại nâng cao được chất lượng đào tạo.

V.Q (Theo TTXVN)

Tin cùng chuyên mục