Hơn 1.174 tỷ đồng tiếp tục được rót vào hạ tầng khu Đông

Theo đánh giá của giới đầu tư hạ tầng, thời gian gần đây khu Đông của TPHCM như: quận 2, 9, Thủ Đức là một trong những khu vực có tốc độ phát triển hạ tầng chóng mặt. Hệ thống giao thông với các tuyến đường liên quận được xây mới, hàng loạt cây cầu hiện đại được bắc qua sông, các dự án nhà ở, biệt thự vườn… liên tục được đầu tư, đã biến nơi đây thành khu đô thị hiện đại vào bậc nhất, điển hình như Sala thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Và càng thuận lợi hơn, vừa qua thành phố đã đã có chủ trương tiếp tục rót hơn 1.174 tỷ để góp phần hoàn thiện hạ tầng cho khu vực này.              
Sông Tắc thuộc phường Long Bình, quận 9, TPHCM
Sông Tắc thuộc phường Long Bình, quận 9, TPHCM
Đó là những hạng mục nào?
Được biết, cụ thể đó là vừa qua UBND TP.HCM đã duyệt đề xuất dự án nạo vét tuyến sông Tắc (quận 9) và xây dựng mới cầu Trường Phước nhằm thay thế cầu cũ trên đường Long Thuận. Dự án được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2017-2019, theo hình thức đối tác công tư (Hợp đồng BT).
Sông Tắc có khởi điểm thượng lưu là ngã ba sông Đồng Nai (P.Long Bình, quận 9), kết thúc hạ lưu là ngã ba sông Đồng Nai (Vàm Cá Hô). Kế hoạch nạo vét sẽ được tiến hành với chiều dài khoảng 10,8km, rộng 36m, gia cố kè chống sạt lở tại các vị trí xung yếu. Dự án nạo vét sông Tắc được thực hiện sẽ góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông của thành phố kết nối mạng lưới giao thông đường thủy, phục vụ công tác vận tải hàng hóa, giảm áp lực cho hệ thống giao thông đường bộ đang quá tải; nâng cao năng lực giao thông thủy, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hành hóa. Hoàn thiện dự án này sẽ giúp rút ngắn lộ trình vận chuyển hàng hóa từ khu vực phía Đông TPHCM về Đồng Nai và cả chiều ngược lại. Đồng thời nó cũng sẽ giảm bớt mật độ chạy tàu trên sông Sài Gòn và rút ngắn được hành trình, tiết kiệm chi phí vận tải và tận dụng lợi thế của các tuyến đường thủy.
Hơn 1.174 tỷ đồng tiếp tục được rót vào hạ tầng khu Đông ảnh 1 Một dự án nhà phố Quận 9 đang thu hút giới đầu tư địa ốc
Ngoài nạo vét sông Tắc, dự án còn có hạng mục xây dựng mới cầu Trường Phước để thay thế cầu cũ trên đường Long Thuận. Cầu mới với quy mô tải trọng thiết kế, tĩnh không thông thuyền đạt tuyến sông cấp IV. Chiều dài cầu và đường đầu cầu khoảng 765m, trong đó phần cầu dài 465m, chiều dài đường cầu mỗi phía là 150m. Mặt cắt ngang cầu bề rộng tổng cộng 23m (4 làn xe).
Khu Đông sẽ càng lợi thế khi hạ tầng xuyên suốt
Có thể nói rằng, cùng với việc tiếp tục đầu tư để hoàn thành thêm 2 hạng mục trên, hạ tầng giao thông quận 9 nói riêng và khu Đông thành phố nói chung sẽ ngày càng thuận lợi hơn khi hạ tầng được xuyên suốt. Quận 9 được kết nối bởi tuyến Xa lộ Hà Nội hiện hữu, hưởng lợi trực tiếp từ tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên vào trung tâm thành phố. Hiện tại và cả trong  tương lai gần nhất, các dự án nằm trên địa bàn quận 9, Thủ Đức và quận 2… sẽ ngày càng tăng thêm giá trị khi lợi thế đường thủy được phát huy, đường bộ ngày càng thông thoáng, liền mạch. Cụ thể đó là tuyến giao thông chiến lược sông Sài Gòn - sông Đồng Nai hiện hữu kết nối TPHCM - TP Biên Hòa. Từ quận 9, người dân có thể đi đến trung tâm Phú Mỹ Hưng chỉ trong vòng 15 phút thông qua cầu Phú Mỹ, đi đến trung tâm quận 1 chỉ khoảng 20 phút qua hầm Thủ Thiêm hoặc Xa lộ Hà Nội. Thậm chí người dân sinh sống ở khu Đông muốn đi du lịch Vũng Tàu hay đi làm ở KCN Phú Mỹ cũng ngày một thuận lợi hơn về thời gian di chuyển. 
Khi hạ tầng được xuyên suốt, tiềm năng to lớn của quận 9 và cả khu Đông nói chung không chỉ dừng lại ở vị trí vàng, hạ tầng hoàn chỉnh, giao thông xuyên suốt mà nơi đây sẽ là động lực thúc đẩy để quy hoạch phát triển nơi đây thành khu đô thị trí thức và công nghệ cao. Và lúc này, khu Đông thật sự sẽ là một khu vực đáng mơ ước cho các nhà đầu tư bất động sản và phát triển đô thị ở tầm cao mới.       

Tin cùng chuyên mục