Khắc phục hậu quả tàu E1 bị nạn

Như SGGP đã đưa tin, ngay sau khi xảy ra tai nạn đường sắt nghiêm trọng - lật 8 toa tàu (trong đó có 7 toa lật hoàn toàn)làm chết tại chỗ 11 người và hàng trăm người bị thương lúc 11 giờ 40 ngày 12-3; cùng với các lực lượng cứu hộ, ngành đường sắt đã nhanh chóng huy động trên 150 công nhân cùng với phương tiện chuyên dụng đến hiện trường để
Khắc phục hậu quả tàu E1 bị nạn

Như SGGP đã đưa tin, ngay sau khi xảy ra tai nạn đường sắt nghiêm trọng - lật 8 toa tàu (trong đó có 7 toa lật hoàn toàn)làm chết tại chỗ 11 người và hàng trăm người bị thương lúc 11 giờ 40 ngày 12-3; cùng với các lực lượng cứu hộ, ngành đường sắt đã nhanh chóng huy động trên 150 công nhân cùng với phương tiện chuyên dụng đến hiện trường để giải phóng đường trong thời gian sớm nhất.

  • Thông tàu tại Km 751+ 100 lúc 13 giờ 30 ngày 13-3
Khắc phục hậu quả tàu E1 bị nạn ảnh 1

Đoạn đường xảy ra tai nạn đã được khắc phục và thông tàu lúc 13g30 ngày 13-3-2005.

Tổng chỉ huy lực lượng cứu hộ, giải phóng đường được Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt ủy quyền là ông Bùi Tấn Phương – Tổng Giám đốc Công ty Vận tải hàng hóa Hà Nội. Ông Phương cho biết, chỉ một giờ sau khi xảy ra tai nạn, việc giải phóng đường đã được tiến hành. Hai cẩu chuyên dụng được điều đến từ Đồng Hới và Đà Nẵng cùng 150 công nhân gần như làm việc không nghỉ. Đến 13 giờ ngày 13, hai toa tàu bị nạn cuối cùng đã được nhấc khỏi đường ray và nửa giờ sau, đúng vào lúc 13 giờ 30, chuyến tàu công vụ chở vật tư thiết bị cứu hộ đã lăn bánh an toàn qua đoạn đường vừa xảy ra tai nạn. Gần một giờ sau, lúc 14 giờ 20, chuyến tàu E2 từ TP Hồ Chí Minh đi Hà Nội được lệnh khởi hành đi qua Km 751+100 với vận tốc an toàn 15 km/giờ. Theo lời ông Bùi Tấn Phương thì để đảm bảo chắc chắn an toàn, sau chuyến tàu E2, sẽ có 3 chuyến tàu khác đi qua đoạn đường này với vận tốc trên.
  • Hỗ trợ kịp thời những người bị nạn

                   Đâu là nguyên nhân?
Lúc 13 giờ 50 ngày 13-3, tại ga Lăng Cô, đại diện Thanh tra đường sắt, đại diện Bộ Công an đã tiến hành tháo gỡ niêm phong đầu máy D19E 909 của Xí nghiệp Đầu máy Hà Nội, do tài xế Bùi Thái Sơn điều khiển (kéo đoàn tàu E1 bị tai nạn tại Km 751+100 đến Km 752+200, khu vực giữa hai thôn Hói Mít – Hói Dừa, thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên - Huế) để điều tra xác định nguyên nhân tai nạn. 10 phút sau, “Hộp đen” số hiệu 098192173 đã được đưa ra khỏi đầu máy. Ngay sau đó, đại diện Thanh tra đường sắt và đại diện cơ quan điều tra Bộ Công an đã tiến hành họp. Cho đến 21 giờ cùng ngày, những thông số bí mật của “Hộp đen” vẫn chưa được hé mở. Trước đó, lúc 9 giờ khi trao đổi với phóng viên báo SGGP; ông Trần Bát – Trưởng ban vận chuyển của Tổng Công ty Đường sắt và ông Trần Gia Tiến – Phó Tổng giám đốc Công ty Vận tải hành khách Hà Nội (đơn vị chủ quản của đầu máy D19E 909), căn cứ bản hướng dẫn tốc độ tàu của ngành đường sắt, đã cho biết, tại vị trí xảy ra tai nạn, tàu chỉ được phép chạy với vận tốc tối đa là 40 km/giờ. Trong khi đó, theo lời những hành khách đi trên tàu thì vào thời điểm trước khi xảy ra tai nạn, vận tốc tàu phải từ 80 đến 100 km/giờ.

Sáng 13-3, ông Hoàng Tuấn Anh – Chủ tịch UBND và bà Nông Thị Ngọc Minh – Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đã trực tiếp đến Bệnh viện Đà Nẵng thăm hỏi và trao tiền hỗ trợ của thành phố cho những nạn nhân bị tai nạn. Theo đó, mỗi nạn nhân tử vong được hỗ trợ 2.000.000 đồng; nạn nhân bị thương mỗi người được hỗ trợ 1.000.000 đồng.

Cũng trong sáng ngày 13-3, Thứ trưởng Bộ GT-VT- Ngô Thịnh Đức, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam - Nguyễn Hữu Bằng và Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế – Nguyễn Xuân Lý, sau khi chỉ đạo cứu hộ tại hiện trường, đã đến thăm hỏi nạn nhân bị thương đang nằm điều trị tại Bệnh Viện Trung ương Huế cùng thân nhân của những người bị tử vong.

Thay mặt Bộ GT-VT Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã trao số tiền hỗ trợ cho mỗi nạn nhân bị thương đang điều trị 500.000 đồng, mỗi gia đình có người thân bị thiệt mạng 1.000.000 đồng.

Chiều cùng ngày, Thứ trưởng Bộ GT–VT - Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Bộ GD–ĐT – Phạm Vũ Luân cùng ông Nguyễn Hữu Bằng – Tổng giám đốc Tổng công ty vận tải đường sắt cũng đã đến Bệnh viện Đà Nẵng và gia đình các giáo viên bị tử vong, bị thương của thành phố Đà Nẵng thăm hỏi, trao tiền hỗ trợ.

Thay mặt Bộ GT- VT, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã trao số tiền hỗ trợ 1.000.000 đồng/1 trường hợp tử vong, 5.00.000 đồng/1 trường hợp bị thương. Thay mặt Bộ GD–ĐT, Thứ trưởng Phạm Vũ Luân đã trao cho gia đình 3 thầy cô giáo tử vong do tai nạn mỗi gia đình 5.000.000 đồng, các trường hợp bị thương được hỗ trợ 1.000.000/người…
 

Theo Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, trong danh sách tử vong do tai nạn ngày 12-3 ban đầu có nạn nhân Đào Thị Nhung, 65 tuổi, trú tại đường Bạch Đằng, quận Hải Châu (Đà Nẵng). Tuy nhiên, nạn nhân chỉ bị thương nặng và sau đó được sự cứu chữa và chăm sóc tận tình của các y, bác sĩ nên nạn nhân đã thoát chết. Danh sách tử vong tại Bệnh viện Đà Nẵng chính xác là 3 người và tổng số người chết là 11 người. 

Chiều ngày 13-3, ông Lê Văn Dũng – Phó ga Huế, cho biết, Ga Huế đã thành lập một tổ khắc phục sự cố tại bệnh viện. Tổ này có nhiệm vụ liên lạc, cung cấp thông tin cần thiết đồng thời giúp người nhà nạn nhân khắc phục mọi khó khăn. Đối với những trường hợp hành khách bị tử vong, nhà ga sẽ hỗ trợ kinh phí, phương tiện đưa về quê an táng.

Trước mắt, Ga Huế chi tạm ứng cho gia đình ông Nguyễn Đức Phượng, trú 10C Yên Thái, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (cùng lúc có 3 người bị tử vong do tai nạn) 30 triệu đồng; chi tạm ứng cho 1 gia đình ở Thái Bình 10 triệu đồng để đưa thi thể người thân về quê an táng.

Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đến chiều ngày 13-3, tất cả 8 thi thể được lưu giữ tại nhà xác bệnh viện đã có thân nhân đến nhận. Đến cuối giờ chiều cùng ngày không có thêm trường hợp nào tử vong nào.

Sau một ngày tiến hành cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, hôm 13-3, các nạn nhân bị tai nạn trên chuyến tàu E1 đã dần bình phục. Hiện nay, ngoài một số bệnh nhân bị xây xát nhẹ đã ra viện, còn lại một số nạn nhân bị thương nặng đang được các cán bộ, bác sĩ và y tá Bệnh viện Đà Nẵng tận tình chăm sóc, không có thêm trường hợp nào tử vong. Theo bà Đoàn Võ Kim Ánh - Phó Giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, các nạn nhân bị tai nạn điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng sẽ được miễn toàn bộ viện phí từ khi nhập viện cho tới khi xuất viện. 

NHÓM PV 
 

Tin cùng chuyên mục