Không bãi bỏ án tử hình, nếu tội phạm gia tăng

Một nội dung được nhiều đại biểu QH kiến nghị sau khi nghe báo cáo của Ủy ban Pháp luật của QH về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong thi hành án hình sự, đó là nghiên cứu thu hẹp đối tượng chịu án tử hình và tiến tới bãi bỏ án tử hình. Trao đổi bên hành lang QH, ông Trần Thế Vượng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, cho biết:

Một nội dung được nhiều đại biểu QH kiến nghị sau khi nghe báo cáo của Ủy ban Pháp luật của QH về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong thi hành án hình sự, đó là nghiên cứu thu hẹp đối tượng chịu án tử hình và tiến tới bãi bỏ án tử hình. Trao đổi bên hành lang QH, ông Trần Thế Vượng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH, cho biết:

- Án tử hình là nhằm mục đích răn đe, giáo dục phòng ngừa chung nhưng trên thực tế chúng ta đã thấy qua các báo cáo hoạt động của các cơ quan như TAND tối cao, Viện KSND tối cao và của Chính phủ thì tác dụng của án tử hình trong việc phòng ngừa, răn đe nói chung vẫn chưa cao. Bằng chứng là trong loại hình tội phạm về ma túy, tuy rằng đã có nhiều án tử hình như vậy, thế nhưng tội phạm về ma túy vẫn không giảm, thậm chí có xu hướng tăng. Đấy là một vấn đề chúng ta phải suy nghĩ.

Điều kiện để thi hành bản án có những khó khăn, ví dụ như: pháp trường, mai táng trong trường hợp gia đình muốn nhận xác về. Đặc biệt là hình thức thi hành án như chúng ta đang áp dụng là xử bắn trực tiếp, tuy nhiên, như trong báo cáo của Ủy ban Pháp luật của QH đã nêu rằng, những người được giao nhiệm vụ xử bắn về mặt tâm lý cũng rất căng thẳng. Ủy ban Pháp luật của QH, cũng như nhiều ý kiến ĐBQH, dư luận xã hội nói chung muốn nghiên cứu bỏ bớt một số tội danh trong khung hình phạt tử hình hiện nay. 

* Phóng viên: Vậy thưa ông, những tội danh nào có thể sẽ bỏ án tử hình?

- ÔNG TRẦN THẾ VƯỢNG: Như tôi đã nói, vấn đề này cần phải nghiên cứu. Ví dụ như năm 1999, chúng ta đã sửa đổi, bổ sung cơ bản Bộ luật Hình sự, chúng ta đã giảm một số tội danh tử hình. Do đó, đây không phải là vấn đề mới đặt ra. Còn giảm đến mức độ nào thì là một vấn đề lớn cần nghiên cứu, tính toán trước yêu cầu của công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Trọng tâm nghiên cứu là tội phạm về ma túy như: sản xuất, tàng trữ, vận chuyển...

* Vấn đề đặt ra là án tử hình được áp dụng nhiều đối với đối tượng tội phạm về ma túy nhưng số lượng án đối với loại hình tội phạm này không giảm. Nguyên nhân là do phần nhiều những đối tượng kém hiểu biết, nên hiệu quả chưa cao?

- Đó là vấn đề chúng ta phải nghiên cứu. Cũng có ý kiến cho rằng, những tội phạm ma túy bị tử hình mà chúng ta bắt được trong khi vận chuyển. Trong khi đó, nhiều đối tượng này chỉ vận chuyển thôi, chứ không hoàn toàn buôn bán. Những đối tượng này có thể do hoàn cảnh, nhận thức hạn chế mà phạm tội. Nhưng khi bị bắt, căn cứ theo quy định thì vào khung bị xử tử hình. Vấn đề đặt ra là làm sao phát hiện được những tên cầm đầu để trừng trị thì đích đáng hơn.

* Vấn đề thay đổi cách thi hành án tử hình đã đặt ra từ rất lâu nhưng, theo ông, cần có thời hạn nào để thay đổi?

- Từ trước đến nay vẫn chỉ là ở khâu nghiên cứu, còn chính thức đề xuất từ các cơ quan có trách nhiệm thì chưa có. Về mặt nghiên cứu thì đã có ý kiến đề xuất là có thể áp dụng tiêm thuốc độc.

* Thưa ông, ngay trong Nghị quyết của Đảng cũng đã đề cập rõ việc cần thay đổi cách thi hành án tử hình?

- Chúng ta phải nghiên cứu và trình ra các phương án tối ưu để cơ quan có thẩm quyền cân nhắc, quyết định.

* Nhưng về phương án bỏ án tử hình, thưa ông, nếu được chấp nhận thì liệu điều này có làm cho tội phạm gia tăng?

- Nếu bỏ án tử hình mà tội phạm gia tăng thì chúng ta sẽ không bỏ, do đó phải tính toán cho kỹ lưỡng trước khi quyết định.

HÀ MY thực hiện

Đại biểu HOÀNG THIỆN CÁT (Hưng Yên):

Kết quả giám sát thời gian qua cho thấy án tử hình được thực hiện nghiêm túc và có tác dụng trừng phạt tội phạm cũng như phòng ngừa chung, được người dân đồng tình.

Tuy nhiên, nhiều tội phạm ma túy bị bắt là phụ nữ, người dân tộc thiểu số tham gia vận chuyển thuê, còn bọn chủ mưu thì lẩn trốn, ít bị sa lưới. Do đó, cần nghiên cứu sửa Bộ luật Hình sự để bỏ một số tội danh; ví dụ, ở nhiều nước chỉ kết án ở mức trên dưới 20 năm tù và chỉ áp dụng tử hình với những kẻ chủ mưu.

Đại biểu NGUYỄN DY NIÊN
(Thanh Hóa):

EU cho rằng Việt Nam là nước XHCN, do đó nên bỏ án tử hình. Theo tôi, hiện nay thì chưa nên nhưng cũng cần nghiên cứu, xác định khoảng thời gian để bỏ. Và trên thực tế, chúng ta cũng đã giảm một số tội danh chịu án tử hình rồi.

Về cách xử tử hình, hiện nay Việt Nam là một trong số ít nước xử bắn trực tiếp nên đã tạo cho người thi hành bị sức ép mạnh về tâm lý, vì vậy cần nghiên cứu thi hành án theo hình thức khác. 

Tin cùng chuyên mục