Nhưng, những gia đình mà hai thế hệ cùng ra chiến trường và cùng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, được chứng kiến ngày toàn thắng không nhiều. Một trong những gia đình đó là cha con Giáo sư (GS) Từ Giấy và phi công Từ Đễ. Hai cha con đi chiến dịch với hai nhiệm vụ khác nhau và đường đi khác nhau, nhưng đều nhắm tới mục tiêu lớn là giải phóng Sài Gòn.
Đi bằng đường mòn Hồ Chí Minh
Ngày 20-3-1975, sau khi bộ đội ta giải phóng Tây Nguyên, GS Từ Giấy nhận nhiệm vụ tham gia đoàn công tác của Cục Quân nhu, đi vào miền Nam với nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm quân nhu cho các chiến dịch tiếp theo. Đoàn công tác gồm 14 người, do GS Từ Giấy, khi đó là Phó cục trưởng làm trưởng đoàn.

Đi bằng đường không
45 năm sau, Thượng úy Từ Đễ - con trai cả của GS Từ Giấy đã trở thành đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang. Trước khi nghỉ hưu, ông là Phó cục trưởng Cục Quân huấn Bộ Tổng tham mưu. Ông rất xúc động kể lại: “Cuối tháng 3-1975, khi đó tôi 26 tuổi, là phi công chiến đấu có hơn 500 giờ bay, thuộc Trung đoàn Không quân 923, được lệnh di chuyển vào Quảng Bình để bảo vệ tuyến hành quân ngày đêm của quân ta chi viện chiến trường. Phi đội chúng tôi được cấp trên giao nhiệm vụ sử dụng máy bay MIG17, bay cực thấp 60-70 mét, ngay trên đầu các đoàn quân để cổ vũ tinh thần cho bộ đội đang hành quân bên dưới. Khi tôi nhìn xuống dưới, thấy bụi cuốn bay mù mịt, nhưng bộ đội cực kỳ phấn khích, cổ vũ cho phi đội chúng tôi. Vì ngày đó, rất ít bộ đội ta được nhìn thấy những “con én bạc” do phi công ta lái, dưới cánh máy bay mang cờ Tổ quốc.

vào sân bay Tân Sơn Nhất chiều 28-4-1975. Ảnh: T.L
Cùng đến Sài Gòn
Hai cha con, người đi bằng đường bộ, người đi bằng đường không đã tới Sài Gòn. Ngày 1-5-1975, các phi công của “Phi đội Quyết Thắng” bay vào sân bay Biên Hòa để nhận nhiệm vụ mới. Chiều 2-5-1975, đoàn công tác của GS Từ Giấy vào tiếp quản cơ sở hậu cần ở sân bay Tân Sơn Nhất. Trưa 3-5-1975, hai cha con gặp nhau trong niềm vui chiến thắng chung của dân tộc. Sự mừng vui khôn xiết đó, không chỉ là sự đoàn tụ của hai cha con như đã hẹn, và hơn thế nữa, đó còn là sự tự hào của hai người lính vừa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặc biệt của Đảng và Quân đội giao phó. Không gì có thể hạnh phúc hơn khi cả hai thế hệ cùng chung niềm vui chiến thắng ở giữa Sài Gòn.
Giáo sư Từ Giấy (1921-2009), quê quán Khê Hồi, Hà Hồi, Thường Tín, Hà Nội; Anh hùng Lao động, Thầy thuốc Nhân dân, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ, Huân chương Độc lập hạng nhì, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Trong suốt quá trình công tác, GS Từ Giấy từng giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là gắn với bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho bộ đội, bà mẹ và trẻ sơ sinh. Ông còn có những đề án, chương trình quốc gia lớn như vườn - ao - chuồng (VAC). |
Các tin, bài viết khác
-
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Hungary: Tích cực tham gia các diễn đàn nghị viện đa phương
-
Hợp tác Việt Nam - Campuchia: Mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước
-
Việt Nam luôn coi trọng, không ngừng củng cố và phát triển quan hệ với Australia
-
Quảng Ngãi phấn đấu đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển khá của miền Trung
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đà Nẵng cần phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường
-
Đề nghị kỷ luật Chủ tịch UBND tỉnh và hàng loạt lãnh đạo, cựu lãnh đạo tỉnh Bình Thuận
-
Tạo điều kiện để Ủy viên dự khuyết Trung ương rèn luyện thử thách
-
Ban hành Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 3
-
Công bố Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa XIII: Năm 2023 hoàn thành sửa đổi Luật Đất đai
-
Đề xuất mở tuyến xe buýt kết nối Thái Lan - Lào - Việt Nam