Nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam - Bài 4: Cảm ơn Việt Nam!

Nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam - Bài 4: Cảm ơn Việt Nam!

bai-4-cam-on-vn-sapo-3091.jpg

Là một thành viên tích cực của LHQ, tinh thần nhân ái, sẵn sàng tương trợ của Việt Nam đã được phát huy trong thời điểm khó khăn của nước bạn. Trong thảm hoạ động đất kinh hoàng vào tháng 2-2023 ở Thổ Nhĩ Kỳ, đoàn cứu hộ gồm 24 chiến sĩ Công an nhân dân và 76 chiến sĩ Quân đội nhân dân đã lên đường tham gia cứu trợ.

bai-4-cam-on-vn-2-7163.jpg
Lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân lên đường đi Thổ Nhĩ Kỳ

Đây là lần đầu tiên, Việt Nam cử đoàn cứu hộ cứu nạn tham gia sứ mệnh nhân đạo tại một địa bàn xa xôi, nhưng những nỗ lực của Đoàn cứu hộ Việt Nam được chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá rất cao và mến phục. Trong cuộc gặp các đội cứu hộ quốc tế tại vùng tâm chấn động đất Hatay, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã cảm ơn sự hỗ trợ kịp thời của Việt Nam.

bai-4-cam-on-vn-3-3493.jpg
Đoàn Việt Nam tham gia cứu hộ Việt Nam đóng góp trong hoạt động gìn giữ hòa bình (GGBH) của LHQ
bai-4-cam-on-vn-4-7731.jpg
Lính mũ nồi xanh Việt Nam tại LHQ

Hiện tại, Việt Nam đã thiết lập 33 Phòng Tùy viên quốc phòng thường trú tại 32 nước và LHQ. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, từ năm 2014 đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đã cử hơn 500 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình LHQ, bao gồm 4 lượt bệnh viện dã chiến cấp 2, 1 đội công binh làm nhiệm vụ tại Nam Sudan và các sĩ quan làm việc tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và tại Trụ sở LHQ.

Trong cuộc gặp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bên lề Diễn đàn cấp cao Vành đai -Con đường tại Trung Quốc vào ngày 18-10, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã cảm ơn sự hợp tác và ủng hộ tuyệt vời của Việt Nam dành cho LHQ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động ưu tiên, đặc biệt là gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế.

bai-4-cam-on-vn-5-5184.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres

Năm 2023, dấu ấn ngoại giao Việt Nam tiếp tục tỏa sáng tại các diễn đàn đa phương, trong đó có LHQ. Việt Nam đảm nhiệm thành công cương vị Phó Chủ tịch Đại hội đồng (ĐHĐ) LHQ Khóa 77 (9-2022 _ 9-2023), tham gia vào quá trình đề xuất, hoạch định những quyết định quan trọng của thế giới. Việt Nam đã đóng góp các ý tưởng, sáng kiến đối với nhiều tiến trình đang diễn ra tại LHQ nhằm định hướng cho tương lai. Việt Nam tiếp tục đóng vai trò thành viên tích cực của ASEAN, G-77, dẫn dắt Nhóm bạn bè Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Tất cả các mối quan hệ đối tác này đã tạo thành vị thế đối ngoại vững chắc cho Việt Nam tại diễn đàn LHQ.

bai-4-cam-on-vn-6-4821.jpg
bai-4-cam-on-vn-7-9285.jpg

Việt Nam có nhiều đóng góp ý nghĩa trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban Luật pháp quốc tế (2023-2027), Hội đồng Chấp hành UNESCO (2021-2025), Ủy ban liên chính phủ Công ước Di sản phi vật thể (2022-2026)… Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ khẳng định, những thành quả, dấu ấn đã đạt được là cơ sở để chúng ta tự hào và tin tưởng rằng Việt Nam ngày nay không chỉ thực sự nghiêm túc, sẵn sàng là đối tác tin cậy, xây dựng, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, mà còn đủ năng lực chuyên môn, nguồn lực... để gánh vác các trọng trách, xứng tầm với vị thế mới của đất nước.

bai-4-cam-on-vn-8-3957.jpg
Đại sứ Đặng Hoàng Giang tham gia các kỳ họp

Với riêng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam luôn kiên trì quan điểm và đóng góp tích cực để giữ vững đoàn kết, thống nhất ASEAN, phát huy vai trò trung tâm, đề cao lập trường nguyên tắc và tiếng nói chung của ASEAN, duy trì cách tiếp cận cân bằng của ASEAN trong quan hệ với các đối tác, nhất là các nước lớn, thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai bên.

Năm 2023, Việt Nam giữ vai trò là Chủ tịch trong hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai. Một trong các hoạt động trong năm chủ tịch của Việt Nam là Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN về quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp của Ủy ban Quản lý thiên tai ASEAN (ACDM) được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh ngày 12-10. Năm 2023 cũng là kỷ niệm 20 năm ACDM ra đời. Trong suốt 20 năm qua, Việt Nam luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm và không ngừng đưa ra nhiều sáng kiến thiết thực cho công tác của ACDM hướng đến việc quản lý và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra cho cả cộng đồng ASEAN.

bai-4-cam-on-vn-9-8827.jpg
Việt Nam chủ trì Hội nghị thường niên lần thứ 43 của Ủy ban ASEAN về quản lý thiên tai tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh)

Nhìn toàn cảnh, những hoạt động đối ngoại hiệu quả trong năm 2023 là thông điệp về một Việt Nam phát triển năng động, đổi mới, hội nhập quốc tế toàn diện. Từ đó cũng cho thấy, ngoại giao đa phương và song phương của Việt Nam đã được kết hợp nhuần nhuyễn, thúc đẩy lẫn nhau, góp phần củng cố uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Tất cả khẳng định sự thành công của đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa” mà Việt Nam theo đuổi, cũng như tạo ra những khuôn khổ lâu dài để phát triển quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong giai đoạn mới.

bai-4-cam-on-vn-10-4942.jpg
bai-4-cam-on-vn-11-6062.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam Pauline Tamesis

Tin cùng chuyên mục