Hậu World Cup 2010: Cảnh giác hàng điện tử vỉa hè

Trên nhiều tuyến đường ở TPHCM, vỉa hè đang bị chiếm dụng làm nơi mua bán đồ điện tử giá rẻ. Đặc biệt sau mùa World Cup 2010, hoạt động này càng trở nên bát nháo và phức tạp hơn. Vì ham rẻ, nhiều người đã tiền mất tật mang…
Hậu World Cup 2010: Cảnh giác hàng điện tử vỉa hè

Trên nhiều tuyến đường ở TPHCM, vỉa hè đang bị chiếm dụng làm nơi mua bán đồ điện tử giá rẻ. Đặc biệt sau mùa World Cup 2010, hoạt động này càng trở nên bát nháo và phức tạp hơn. Vì ham rẻ, nhiều người đã tiền mất tật mang…

Hoạt động mua bán trên đường Nguyễn Kiệm diễn ra nhộn nhịp cả ngày. Ảnh: THANH THU

Hoạt động mua bán trên đường Nguyễn Kiệm diễn ra nhộn nhịp cả ngày. Ảnh: THANH THU

  • Bát nháo chợ trời

Chiều 15-7, có mặt tại khu bán hàng điện tử giá rẻ trên đường Nguyễn Kiệm, đoạn đi qua địa bàn phường 4, quận Phú Nhuận, chúng tôi thấy có hơn 10 gian hàng điện tử di động được bày bán vô tư trên vỉa hè, từ máy tính, đồng hồ, điện thoại di động, máy vi tính xách tay cho đến máy quay phim, chụp hình, cassette, thậm chí một số nơi còn bán cả quạt nước, nồi cơm điện, nồi áp suất với mức giá chỉ bằng 30% - 50% giá mua ở cửa hàng.

Hàng trăm món hàng điện tử thuộc đủ các nhãn hiệu, mới cũ đều có, được đổ đống, bày la liệt trên các tấm bạt ni lông. Không khí mua bán nhộn nhịp nhất phải kể đến là khu vực trước cổng Công ty Sangor Việt Nam. Người bán đứng tràn xuống cả lòng đường chèo kéo khách, khiến giao thông thường xuyên bị ùn tắc.

Tương tự, dọc các vỉa hè đường Calmette, Đinh Tiên Hoàng (quận 1), 3 Tháng 2 (quận 10)… lề đường cũng biến thành nơi mua bán hàng điện tử, lòng đường bị trưng dụng làm bãi đậu xe, người đi bộ không còn lối đi phải xuống lòng đường chen chúc cùng xe máy.

Lách mình ra khỏi đám đông chen chúc quanh các gian hàng điện tử trên đường Calmette (quận 1), Nhật Tân, sinh viên khoa Cơ khí, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, cho biết: “Nghe bạn bè giới thiệu máy tính ở đây rất rẻ, giá chỉ bằng 1/3 giá mua ở cửa hàng nhưng máy còn rất mới và xài rất “ngon”, nên mình đến đây tìm mua một cái loại FX-570MS. Ai dè đâu mấy người bán ở đây dữ quá, mới xem thử mấy cái đã bị họ nạt nộ, bảo muốn mua gì thì lựa đại một cái, săm soi cả buổi trời làm hư hết hàng của họ”.

Nhiều người xem hàng nhưng không mua cũng bị chửi. Kinh nghiệm của dân chuyên “săn” hàng giá rẻ vỉa hè cho biết, muốn mua được món hàng tốt với mức giá hời thì phải biết cách trả giá, nhiều khi trả 1/2 giá người bán đưa ra vẫn còn “hố”, và quan trọng hơn hết, phải học cách… miễn nhiễm với tiếng chửi.

  • Tiền mất tật mang

Lân la làm quen với một người bán hàng điện tử trên vỉa hè đường Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận), chị cho biết tên Hồng, đã làm nghề này được 3 năm. “Chỉ trừ một số người buôn bán nhỏ lẻ không cố định, tụi tui ở đây có đường dây cung cấp hàng hóa và bảo kê hẳn hoi. Nguồn hàng lúc nào cũng ổn định, muốn đặt mua thứ gì chỉ cần dặn trước 2 ngày sẽ có”, chị Hồng cho biết.

Mấy ngày này, đi đâu chúng tôi cũng nghe được câu mời chào hấp dẫn từ các chủ hàng điện tử giá rẻ: “Hàng tốt giá rẻ chỉ có sau mùa World Cup, không mua bây giờ mấy hôm nữa giá sẽ tăng cao”. Tuy nhiên, theo tiết lộ của chị Hồng, không phải tất cả đồ điện tử đang được bày bán ở đây đều được tuồn ra từ các cửa hiệu cầm đồ sau mùa World Cup. “Nói thế để đánh vào tâm lý ham rẻ của người mua thôi, chứ nguồn gốc và chất lượng hàng ở đây thiên hình vạn trạng lắm”, chị Hồng tặc lưỡi cho biết.

Nhiều người mua nhầm phải hàng nhái, hàng “đểu”, quay trở lại khiếu nại đều bị các chủ hàng phủi tay với lý do tiền trao cháo múc, hàng bán ở vỉa hè làm gì có bảo hành hay hậu mãi. Nhiều người đã cẩn thận đi cùng người am hiểu về đồ điện tử nhưng cũng mua nhầm hàng kém chất lượng, món hàng chỉ có vỏ bọc bên ngoài là hàng chính hãng, còn phụ tùng bên trong đều bị thay thế bằng hàng Trung Quốc kém chất lượng.

Do vậy, khi quyết định mua hàng điện tử giá rẻ hãy hết sức cảnh giác để tránh nguy cơ tiền mất tật mang

THU TÂM

Tin cùng chuyên mục