Ông tham gia cách mạng từ năm 1954. Lúc đầu làm giáo viên, sau đó làm diễn viên Đoàn văn công khu Tây Nam bộ, làm Bí thư chi bộ, Chính trị viên Đoàn văn công khu Tây Nam bộ. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, ông làm cán bộ Ban Tuyên giáo, Ty Văn hóa - Thông tin, rồi được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Minh Hải… Năm 1997, ông làm Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Bạc Liêu, Tổng biên tập Tạp chí Dạ Cổ Hoài Lang, Liên Chi hội trưởng Chi hội Sân khấu ĐBSCL, rồi nghỉ hưu năm 2002.
Nghề sáng tác kịch bản cải lương và ca từ vọng cổ đã làm nên danh phận Trọng Nguyễn, đó cũng chính là lĩnh vực thể hiện sự đóng góp lớn lao của ông cho vùng đất Bạc Liêu và cho cả đồng bằng Nam bộ. Soạn giả Trọng Nguyễn bước vào lĩnh vực này khá muộn (năm 1977). Sống, làm việc, sáng tác gắn bó với Bạc Liêu dài nhất nên ông đã hấp thụ linh khí của một vùng đất được mệnh danh là đất của vọng cổ, chiếc nôi lớn của đờn ca tài tử và sân khấu cải lương Nam bộ. Đất Bạc Liêu vốn giàu truyền thống VHVN, khi người Bạc Liêu mở mắt chào đời đã thấy quê hương mình chan hòa cái màu xanh đến huyền hoặc của dừa nước và đồng ruộng mênh mông cánh cò. Ở đó dập dờn, bảng lảng làn điệu vọng cổ và các bài bản cổ nhạc. Tuổi thơ mới 7-8 tuổi đã mê muội đi theo các sòng đờn ca trong xóm để nghe vọng cổ. Đất quên nghèo sinh ra hạt lúa ốm nhom, nuôi nấng thể chất người quê, còn vọng cổ và các bài bản cổ nhạc góp phần nuôi dưỡng tâm hồn của họ… Các làn điệu ấy đã làm dịu nhẹ, đã sưởi ấm những thân phận đời tuổi cực, những mất mát của chiến tranh máu lệ, để người Bạc Liêu đi tới hôm nay.
Trong cái âm thanh rộn ràng của âm nhạc đất Bạc Liêu, chúng ta bỗng nghe những tuồng cải lương Giọt Máu oan cừu, Rừng Thần… rồi các bản vọng cổ Ơn Đảng, Quê anh quê em, Cánh đồng năng, Bên sông Vàm Cỏ…, sau nữa là Giọt sữa cuối cùng, Chợ mới, Mỹ Tho mùa trăng bến hẹn, Bạc Liêu ngày ấy, Đêm Châu Hưng, Hậu Giang chiều vắng em, Phùng Ngọc Liêm… của soạn giả Trọng Nguyễn. Ông đã mượn làn điệu vọng cổ và các bài bản cổ Bạc Liêu rồi bật lên khúc tơ lòng của mình để chuyên chở những quá khứ, những khúc bi tráng của đất quê hương. Chúng ta nghe tác phẩm của ông mà thổn thức, hiểu thêm rằng đất này có được từ mồ hôi nước mắt của cha ông dựng nghiệp từ những bước chân cơ nhỡ, rồi những đương đầu với áp bức bất công của thực dân đế quốc. Người dân phải tiến hành cuộc kháng chiến trong mưa bom bão đạn để giữ đất, giữ nền độc lập dân tộc bằng máu và nước mắt. Rằng không có Đảng chỉ lối soi đường thì đất này mãi mãi chìm trong nô lệ, đau thương. Chúng ta nghe cải lương, vọng cổ của Trọng Nguyễn để hiểu thêm chiều sâu của đất mẹ và những điều lớn lao của cuộc đời, chợt thêm yêu, thêm quý cái mảnh đất chôn nhau cắt rốn và con đường mà ta đã chọn. Những nghệ phẩm của Trọng Nguyễn quả là có một sức mạnh.
Thời bao cấp, tuy đói ăn nhưng nghe đoàn cải lương Hương Tràm về các xã biểu diễn những vở tuồng: Giọt máu oan cừu, Rừng Thần… thì bà con khăn gói, băng đồng mấy cây số đi xem một cách náo nức. Những vở diễn ấy, những bài ca vọng cổ chẳng những đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn nghệ của quần chúng, mà nó còn góp phần làm nên danh phận của nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, chỉ tính đất Bạc Liêu - Cà Mau có Minh Đương, Minh Hoàng, Minh Chiến, Thanh Thảo… Các bài ca vọng cổ của Trọng Nguyễn, dù là tình ca, sử ca hay quê hương ca đều được viết lên bằng lời văn dung dị, mượt mà, sâu lắng nên nó đi vào lòng người. Ở khắp làng quê Bạc Liêu, Cà Mau và ĐBSCL rộn ràng lời ca những bài của soạn giả Trọng Nguyễn trong những ngày sớm nắng, chiều mưa. Ở những cuộc thi tiếng hát truyền hình, số lượng đăng ký hát bài của Trọng Nguyễn đạt con số kỷ lục. Đi vào một vùng quê hẻo lánh và hỏi Trọng Nguyễn, ai cũng biết. Điều đó chứng tỏ sức lan tỏa sâu rộng của nghệ phẩm Trọng Nguyễn.
Một đời làm văn nghệ sĩ, đẻ ra năm ba đứa con tinh thần có sức lan tỏa rộng đã là thành công. Thế nhưng cuộc đời của soạn giả Trọng Nguyễn có rất nhiều đứa con tinh thần để đời. Ông mang tâm hồn, trái tim thật nhất của mình đến với cuộc đời thì cuộc đời đáp trả ông như vậy. Chúng ta ngậm ngùi tiễn biệt một nghệ sĩ xuất sắc và một con người rất tử tế.
Nghề sáng tác kịch bản cải lương và ca từ vọng cổ đã làm nên danh phận Trọng Nguyễn, đó cũng chính là lĩnh vực thể hiện sự đóng góp lớn lao của ông cho vùng đất Bạc Liêu và cho cả đồng bằng Nam bộ. Soạn giả Trọng Nguyễn bước vào lĩnh vực này khá muộn (năm 1977). Sống, làm việc, sáng tác gắn bó với Bạc Liêu dài nhất nên ông đã hấp thụ linh khí của một vùng đất được mệnh danh là đất của vọng cổ, chiếc nôi lớn của đờn ca tài tử và sân khấu cải lương Nam bộ. Đất Bạc Liêu vốn giàu truyền thống VHVN, khi người Bạc Liêu mở mắt chào đời đã thấy quê hương mình chan hòa cái màu xanh đến huyền hoặc của dừa nước và đồng ruộng mênh mông cánh cò. Ở đó dập dờn, bảng lảng làn điệu vọng cổ và các bài bản cổ nhạc. Tuổi thơ mới 7-8 tuổi đã mê muội đi theo các sòng đờn ca trong xóm để nghe vọng cổ. Đất quên nghèo sinh ra hạt lúa ốm nhom, nuôi nấng thể chất người quê, còn vọng cổ và các bài bản cổ nhạc góp phần nuôi dưỡng tâm hồn của họ… Các làn điệu ấy đã làm dịu nhẹ, đã sưởi ấm những thân phận đời tuổi cực, những mất mát của chiến tranh máu lệ, để người Bạc Liêu đi tới hôm nay.
Trong cái âm thanh rộn ràng của âm nhạc đất Bạc Liêu, chúng ta bỗng nghe những tuồng cải lương Giọt Máu oan cừu, Rừng Thần… rồi các bản vọng cổ Ơn Đảng, Quê anh quê em, Cánh đồng năng, Bên sông Vàm Cỏ…, sau nữa là Giọt sữa cuối cùng, Chợ mới, Mỹ Tho mùa trăng bến hẹn, Bạc Liêu ngày ấy, Đêm Châu Hưng, Hậu Giang chiều vắng em, Phùng Ngọc Liêm… của soạn giả Trọng Nguyễn. Ông đã mượn làn điệu vọng cổ và các bài bản cổ Bạc Liêu rồi bật lên khúc tơ lòng của mình để chuyên chở những quá khứ, những khúc bi tráng của đất quê hương. Chúng ta nghe tác phẩm của ông mà thổn thức, hiểu thêm rằng đất này có được từ mồ hôi nước mắt của cha ông dựng nghiệp từ những bước chân cơ nhỡ, rồi những đương đầu với áp bức bất công của thực dân đế quốc. Người dân phải tiến hành cuộc kháng chiến trong mưa bom bão đạn để giữ đất, giữ nền độc lập dân tộc bằng máu và nước mắt. Rằng không có Đảng chỉ lối soi đường thì đất này mãi mãi chìm trong nô lệ, đau thương. Chúng ta nghe cải lương, vọng cổ của Trọng Nguyễn để hiểu thêm chiều sâu của đất mẹ và những điều lớn lao của cuộc đời, chợt thêm yêu, thêm quý cái mảnh đất chôn nhau cắt rốn và con đường mà ta đã chọn. Những nghệ phẩm của Trọng Nguyễn quả là có một sức mạnh.
Thời bao cấp, tuy đói ăn nhưng nghe đoàn cải lương Hương Tràm về các xã biểu diễn những vở tuồng: Giọt máu oan cừu, Rừng Thần… thì bà con khăn gói, băng đồng mấy cây số đi xem một cách náo nức. Những vở diễn ấy, những bài ca vọng cổ chẳng những đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn nghệ của quần chúng, mà nó còn góp phần làm nên danh phận của nhiều nghệ sĩ cải lương nổi tiếng, chỉ tính đất Bạc Liêu - Cà Mau có Minh Đương, Minh Hoàng, Minh Chiến, Thanh Thảo… Các bài ca vọng cổ của Trọng Nguyễn, dù là tình ca, sử ca hay quê hương ca đều được viết lên bằng lời văn dung dị, mượt mà, sâu lắng nên nó đi vào lòng người. Ở khắp làng quê Bạc Liêu, Cà Mau và ĐBSCL rộn ràng lời ca những bài của soạn giả Trọng Nguyễn trong những ngày sớm nắng, chiều mưa. Ở những cuộc thi tiếng hát truyền hình, số lượng đăng ký hát bài của Trọng Nguyễn đạt con số kỷ lục. Đi vào một vùng quê hẻo lánh và hỏi Trọng Nguyễn, ai cũng biết. Điều đó chứng tỏ sức lan tỏa sâu rộng của nghệ phẩm Trọng Nguyễn.
Một đời làm văn nghệ sĩ, đẻ ra năm ba đứa con tinh thần có sức lan tỏa rộng đã là thành công. Thế nhưng cuộc đời của soạn giả Trọng Nguyễn có rất nhiều đứa con tinh thần để đời. Ông mang tâm hồn, trái tim thật nhất của mình đến với cuộc đời thì cuộc đời đáp trả ông như vậy. Chúng ta ngậm ngùi tiễn biệt một nghệ sĩ xuất sắc và một con người rất tử tế.