
Ngày 20-12, tại TP Cần Thơ, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu “Phân tích chi phí, lợi ích của kịch bản năng lượng dưới góc nhìn của khu vực ĐBSCL”.
Tại hội thảo, các chuyên gia về năng lượng cho biết, việc xuất hiện nhiều khu công nghiệp tại vùng ĐBSCL đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng năng lượng (chủ yếu là điện) tăng cao. Cụ thể, giai đoạn 2010-2018, tổng tiêu thụ điện của vùng ĐBSCL tăng trung bình 10,7%, trong đó lĩnh vực công nghiệp có mức tiêu thụ điện cao nhất chiếm trên 47%.
Theo kết quả dự báo, nhu cầu điện thương phẩm của vùng ĐBSCL sẽ tăng lên đến 65 tỷ kWh vào năm 2030, tăng 2,6 lần so năm 2018.
Nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn điện và phát triển năng lượng bền vững cho vùng ĐBSCL, các chuyên gia đã đưa ra 3 kịch bản. Theo đó, kịch bản 1, “không giới hạn, các loại hình nguồn điện được tính toán cạnh tranh hoàn toàn trên cơ cở chi phí”; kịch bản 2 “phát triển năng lượng tái tạo, đảm bảo mục tiêu theo chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2050”; kịch bản 3, “khống chế than, phát triển năng lượng tái tạo theo chiến lược và không phát triển nhiệt điện than mới sau 2050”.
Các chuyên gia cho rằng, việc phát triển nguồn điện cho vùng ĐBSCL cần dựa vào tiềm năng và lợi thế của vùng. Đặc biệt, cần quan tâm khai thác có hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo giàu tiềm năng tại ĐBSCL.
Các tin, bài viết khác
-
Làm “ấm” thị trường bất động sản
-
Tăng cơ hội xuất khẩu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ vào thị trường Nhật Bản
-
Bến Tre phát triển kinh tế biển
-
Hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm qua sàn thương mại điện tử
-
TPHCM tháo gỡ điểm nghẽn, tạo đà tăng tốc kinh tế - xã hội
-
Mở đường kết nối Vành đai 3 TPHCM vào khu vực cảng Cát Lái và cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây
-
Truy tặng Huân chương dũng cảm cho Thượng tá Bùi Văn Nhiên
-
GDP quý II ước tăng 7,72%
-
Kinh tế TPHCM phục hồi nhanh, đồng bộ
-
Ngân hàng ngưng gia hạn và cơ cấu nợ