Đâu là sự thật lịch sử?

Phật giáo Việt Nam phát triển gấp 10 lần

LTS: Thời gian qua, dư luận trong nước vô cùng phẫn nộ trước thái độ bịa đặt của ông Hoàng Minh Chính qua phát biểu tại các diễn đàn trên đất Mỹ về vấn đề dân chủ và tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Báo SGGP xin giới thiệu bài viết “Phật giáo Việt Nam phát triển gấp 10 lần” của Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Phật giáo Việt Nam phát triển gấp 10 lần

LTS: Thời gian qua, dư luận trong nước vô cùng phẫn nộ trước thái độ bịa đặt của ông Hoàng Minh Chính qua phát biểu tại các diễn đàn trên đất Mỹ về vấn đề dân chủ và tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Báo SGGP xin giới thiệu bài viết “Phật giáo Việt Nam phát triển gấp 10 lần” của Hòa thượng Thích Hiển Pháp, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam phát triển gấp 10 lần ảnh 1

Hòa thượng Thích Hiển Pháp.

Nói về lịch sử Phật giáo Việt Nam, trước tiên tôi muốn được nhắc lại câu nói nổi tiếng của cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam: “Lịch sử  luôn tiến về phía trước; ngày hôm nay sẽ là quá khứ của ngày mai. Chúng ta luôn trân trọng, học tập và thừa hưởng những thành quả của các bậc tiền nhân để lại, nhưng lặp lại quá khứ trong hiện tại là không cần thiết. Vì sự xương minh Đạo pháp và lợi ích của dân tộc, mọi người chúng ta phải một lòng đoàn kết hòa hợp, đừng vì những dị biệt mà quên đi hoài bão thống nhất Phật giáo của các bậc tiền bối - làm như thế sẽ có tội với lịch sử và dân tộc”.

Tôi nghĩ, lịch sử đã sang trang, cái cần thiết hiện nay là mỗi đệ tử của Phật dù xuất gia hay tại gia hãy chung sức, chung lòng để cùng nhau viết lên những trang sử mới của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ 21 và các thế kỷ tiếp theo. Mỗi người đều có tư duy độc lập, nhưng có chung một tư duy là lo cho Đạo pháp và dân tộc mãi trường tồn. Chính vì ông Hoàng Minh Chính ở hải ngoại đã có những phát biểu sai lệch về Phật giáo Việt Nam, nên tôi thấy cần thiết phải nhắc lại một phần lịch sử của Việt Nam nói chung và của Phật giáo nói riêng để ông Chính “sáng” hơn và bớt đi những luận điệu xuyên tạc, xúc phạm đến Phật giáo Việt Nam.

Từ trước khi thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 1981 cho đến nay, chúng ta có thể chia ra thành 3 giai đoạn: Giai đoạn thập niên 1930 – 1940; 1950 – 1960 và giai đoạn thập niên 1970 đến nay. 

Nếu ở giai đoạn đầu Phật giáo Việt Nam đẩy mạnh các phong trào chấn hưng Phật giáo với sự ra đời của nhiều tổ chức Phật giáo như: Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học (1931), Hội Lưỡng xuyên Phật học, Hội An Nam Phật học – miền Trung (1932), Liên đoàn Phật học xã (1933)…; thì giai đoạn 2 Phật giáo Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển, đồng hành với cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Ở giai đoạn này, ý tưởng về sự thành lập một tổ chức Phật giáo thống nhất được hình thành với sự ra đời của Giáo hội Tăng già toàn quốc Việt Nam (1952).

Tổ chức Phật giáo này ra đời không bao lâu thì Hiệp định Giơ-ne-vơ về việc đình chiến tại Việt Nam được ký kết, đã hình thành nên các tổ chức Phật giáo ở hai miền Nam – Bắc. Ở miền Bắc thành lập Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam. Ở miền Nam có 11 tổ chức và hệ phái Phật giáo. Những tổ chức này đã hợp nhất, thành lập nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vào năm 1964.

Tuy đây là một tổ chức giáo hội có quy mô lớn nhất trong giai đoạn này, nhưng nó cũng chỉ hoạt động trong phạm vi khu vực miền Nam; có nhiều tổ chức giáo hội khác không tham gia vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nên chưa thể coi đây là tổ chức Giáo hội Phật giáo duy nhất của cả nước và sớm bị phân hóa thành hai tổ chức Phật giáo có cùng một tên gọi là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, để tiếp tục thực hiện tâm huyết, hoài bão của các bậc cao tăng tiền bối và nguyện vọng của đông đảo tăng ni, phật tử về việc thống nhất Phật giáo cả nước, đầu năm 1980, một Ban vận động thống nhất Phật giáo được thành lập do Hòa thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa đạo đảm nhận chức vụ trưởng ban. Lãnh đạo của 9 tổ chức Phật giáo gồm: Hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban liên lạc Phật giáo yêu nước tại TPHCM, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, Giáo hội Thiên Thai Giáo quán Tông, Giáo hội Tăng già Khất sĩ Việt Nam, Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước Tây Nam bộ và Hội Phật học Việt Nam đã có cuộc họp lịch sử từ ngày 4 đến 7-11 để hợp nhất và thống nhất lấy tên là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được suy cử chức vụ Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam phát triển gấp 10 lần ảnh 2

Hàng năm, Lễ Phật đản được tổ chức long trọng tại chùa Vĩnh Nghiêm với sự tham dự đông đảo tăng ni, phật tử.

Trên thực tế thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mà vừa qua ông Hoàng Minh Chính nói là “Chính quyền Cộng sản đàn áp Phật giáo” đã từ lâu không còn tồn tại nữa. Chỉ có những phần tử chạy ra nước ngoài lợi dụng thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và hoạt động chống lại tổ chức Phật giáo duy nhất và hợp pháp ở trong nước là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hoạt động của những phần tử này đương nhiên là bất hợp pháp. Vậy thử hỏi ông Chính, luận điệu mà ông đưa ra có phải đã xúc phạm đến Phật giáo trong nước hay không?

Tôi có thể khẳng định với ông Chính là chưa bao giờ các tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có Phật giáo lại phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Từ ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến nay, cộng đồng Phật giáo Việt Nam phát triển gấp 10 lần. Hệ thống tổ chức của Giáo hội được thành lập từ trung ương đến tận các địa phương. Hệ thống giáo dục đi vào nền nếp, chất lượng cao với 3 học viện, gần 30 trường trung - cao cấp và hàng trăm lớp cao đẳng, sơ cấp Phật học được mở ra trên cả nước. Các cấp giáo hội luôn có mối quan hệ rất mật thiết với chính quyền các cấp và thường xuyên bàn bạc, trao đổi để giải quyết mọi vướng mắc giúp công tác Phật sự được hoạt động một cách thuận lợi nhất. Thế mà ông Chính lại nói “thậm chí Việt cộng còn công khai đàn áp dân chủ và tôn giáo…” là không có cơ sở và có dụng ý cá nhân. Nếu ở trong nước, ông Chính có dám đối thoại với các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, mà thân chinh là tôi?

Việc vừa qua ông Hoàng Minh Chính được Nhà nước ta cho ra nước ngoài để chữa bệnh, sau đó lại phát biểu với một thái độ thiếu thiện chí với Tổ quốc, với tôn giáo là không thể chấp nhận được. Theo tôi nghĩ, ông Chính chạy ra nước ngoài muốn làm vừa lòng những người không có thiện chí với Tổ quốc, với tôn giáo và tuyên bố bâng quơ nhằm mục đích lập thân trong giai đoạn mới định cư ở Mỹ. Nếu ông Chính thực sự có thiện chí với Tổ quốc, với dân tộc – và ở cái tuổi gần 90 của ông, biết chắc sẽ không còn làm được gì nữa, thì cũng đừng có những lời nói và hành động đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.

Việc làm đó không chỉ làm phương hại đến Tổ quốc, đến dân tộc, mà còn để lại tiếng đời không tốt cho ông.

Hòa thượng THÍCH HIỂN PHÁP
(Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam)

Tin cùng chuyên mục