Mới gần đây, thông tin ớt bột có nhiễm chất aflatoxin gây ung thư do Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN - PTNT) kiểm tra từ nhiều cơ sở đã công khai rộng rãi trên truyền thông. Có 95/262 mẫu ớt bột có nhiễm aflatoxin, trong đó cơ sở sản xuất, kho bảo quản chiếm 30,7%, hộ kinh doanh trong chợ 48,6%, siêu thị 21,62%. Nhiều người tiêu dùng không còn sử dụng ớt bột nữa. Như hiệu ứng “Domino”, ớt bột từ chợ cho đến siêu thị đều ế ẩm. Tiểu thương không muốn nhận hàng để bán. Nhiều siêu thị hạn chế lấy, còn đòi hỏi thêm giấy chứng minh sản phẩm không bị nhiễm chất gây ung thư được kiểm nghiệm mới nhất. Các doanh nghiệp sản xuất cũng hạn chế nhập hàng vào chợ, siêu thị vì nếu bán không được sẽ còn tốn tiền phí trưng bày.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ớt tươi sang các đối tác Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia… dùng chế biến ớt bột cũng “bị” hải quan các nước này kiểm tra chặt chẽ hơn. Thay vì trước kia kiểm tra giấy tờ thì lần này kiểm tra ngẫu nhiên trên nhiều sản phẩm. Song song đó, thông tin ớt bột Việt Nam bị nhiễm aflatoxin cũng được truyền thông các nước nhập khẩu đăng tải, khiến việc kinh doanh ớt bột bên này cũng ế ẩm.
Một trường hợp khác, trước đó, Việt Nam đã bị Ủy ban châu Âu (EC) rút “thẻ vàng” cảnh cáo về trường hợp đánh bắt cá vi phạm trong quy định về chống đánh bắt cá bất hợp pháp (IUU). Điều này đã làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản sang châu Âu, mỗi container hàng hóa phải lưu đậu thêm nhiều tuần để kiểm tra thông tin sản phẩm. Doanh nghiệp vừa tốn tiền chi phí lưu đậu nhưng nếu không được thông quan sẽ bị trả về.
IUU là các hoạt động chống đánh bắt cá bất hợp pháp như không có báo cáo, thực hiện vào mùa cấm đánh bắt, sử dụng các phương tiện đánh bắt bị cấm… được EC ban hành. Nếu một tàu, tổ chức của nước có nhập khẩu vào châu Âu mà vi phạm IUU sẽ bị EC cảnh cáo “thẻ vàng”, tuy vẫn còn nhập khẩu được nhưng kiểm tra giấy tờ chặt chẽ hơn. Nếu khả năng Việt Nam bị “thẻ đỏ” thì doanh nghiệp xuất khẩu ngưng mua thủy hải sản, đồng nghĩa ngư dân cũng “treo” tàu không đi đánh bắt. Không những thế, nhiều nước khác dựa trên lý do đó cũng làm “khó dễ”, thậm chí ngưng cho nhập khẩu.
Chỉ vì một số tàu cá mà dẫn đến hệ lụy rất nhiều tàu đánh bắt minh bạch, doanh nghiệp xuất khẩu ảnh hưởng nặng nề. Ngay lập tức, Bộ NN - PTNT đã phải đưa thêm 9 khuyến nghị mà EC cảnh cáo Việt Nam vào Luật Thủy sản sẽ được Quốc hội thông qua, để tiến tới xây dựng nghề cá bền vững, có trách nhiệm, nâng cao thu nhập cho ngư dân và giúp doanh nghiệp phát triển.
Cho nên, người sản xuất cần đặt bản thân là người tiêu dùng để hướng đến thực phẩm an toàn, minh bạch. Đó cũng là cách bảo vệ “chén cơm” của mình, giúp chính doanh nghiệp phát triển bền vững.
Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ớt tươi sang các đối tác Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia… dùng chế biến ớt bột cũng “bị” hải quan các nước này kiểm tra chặt chẽ hơn. Thay vì trước kia kiểm tra giấy tờ thì lần này kiểm tra ngẫu nhiên trên nhiều sản phẩm. Song song đó, thông tin ớt bột Việt Nam bị nhiễm aflatoxin cũng được truyền thông các nước nhập khẩu đăng tải, khiến việc kinh doanh ớt bột bên này cũng ế ẩm.
Một trường hợp khác, trước đó, Việt Nam đã bị Ủy ban châu Âu (EC) rút “thẻ vàng” cảnh cáo về trường hợp đánh bắt cá vi phạm trong quy định về chống đánh bắt cá bất hợp pháp (IUU). Điều này đã làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản sang châu Âu, mỗi container hàng hóa phải lưu đậu thêm nhiều tuần để kiểm tra thông tin sản phẩm. Doanh nghiệp vừa tốn tiền chi phí lưu đậu nhưng nếu không được thông quan sẽ bị trả về.
IUU là các hoạt động chống đánh bắt cá bất hợp pháp như không có báo cáo, thực hiện vào mùa cấm đánh bắt, sử dụng các phương tiện đánh bắt bị cấm… được EC ban hành. Nếu một tàu, tổ chức của nước có nhập khẩu vào châu Âu mà vi phạm IUU sẽ bị EC cảnh cáo “thẻ vàng”, tuy vẫn còn nhập khẩu được nhưng kiểm tra giấy tờ chặt chẽ hơn. Nếu khả năng Việt Nam bị “thẻ đỏ” thì doanh nghiệp xuất khẩu ngưng mua thủy hải sản, đồng nghĩa ngư dân cũng “treo” tàu không đi đánh bắt. Không những thế, nhiều nước khác dựa trên lý do đó cũng làm “khó dễ”, thậm chí ngưng cho nhập khẩu.
Chỉ vì một số tàu cá mà dẫn đến hệ lụy rất nhiều tàu đánh bắt minh bạch, doanh nghiệp xuất khẩu ảnh hưởng nặng nề. Ngay lập tức, Bộ NN - PTNT đã phải đưa thêm 9 khuyến nghị mà EC cảnh cáo Việt Nam vào Luật Thủy sản sẽ được Quốc hội thông qua, để tiến tới xây dựng nghề cá bền vững, có trách nhiệm, nâng cao thu nhập cho ngư dân và giúp doanh nghiệp phát triển.
Cho nên, người sản xuất cần đặt bản thân là người tiêu dùng để hướng đến thực phẩm an toàn, minh bạch. Đó cũng là cách bảo vệ “chén cơm” của mình, giúp chính doanh nghiệp phát triển bền vững.