Theo Bộ TN-MT, trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản đã đạt được những kết quả tích cực, hệ thống pháp luật về khoáng sản từng bước được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước; các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản đã chú trọng đầu tư công nghệ khai thác, chế biến, làm tăng giá trị khoáng sản, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu; công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản tiếp tục được đẩy mạnh. Tuy nhiên, qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản vẫn còn nhiều bất cập.
Để công tác quản lý tài nguyên khoáng sản đạt hiệu quả cao, Bộ TN-MT yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, thực hiện một số nội dung như kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình cấp phép thăm dò, khai thác đối với các khu vực khoáng sản đã được khoanh định, công bố là khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
Chỉ đề xuất khoanh định, công bố là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đối với các khu vực đáp ứng tiêu chí theo quy định. Kiên quyết dừng khai thác, đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường những khu vực khai thác không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản.
Rà soát, kiểm tra công tác đóng cửa mỏ đối với các giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực. Yêu cầu tổ chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm trong khai thác khoáng sản, đặc biệt là nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ kiểm kê trữ lượng khoáng sản trước khi thực hiện công tác đóng cửa mỏ...
Các tin, bài viết khác
-
Sáng kiến bảo vệ hành tinh xanh
-
Đảo ngọc Phú Quốc với nỗi lo ô nhiễm
-
2 công ty xử lý rác tại TPHCM chậm khắc phục ô nhiễm
-
Ứng phó rét hại, không để trâu, bò tiếp tục chết rét
-
Vi phạm trong bảo vệ môi trường, doanh nghiệp bị phạt 210 triệu đồng
-
Chất lượng không khí nhiều tỉnh thành miền Bắc rất xấu
-
Người dân phản ứng vì bãi rác quá ô nhiễm
-
Thuận theo tự nhiên
-
Nhiều mô hình khu dân cư bảo vệ môi trường duy trì bền vững
-
Ô nhiễm môi trường lưu vực sông Đồng Nai - Bài 2: Tăng cường vai trò điều phối chung