Không chỉ là một tác phẩm hội họa, mỗi bức tranh còn là một câu chuyện, phản ánh khách quan nhất sự cảm nhận của các em về thế giới xung quanh mình, thể hiện niềm đam mê, hăng say sáng tạo, sự tưởng tượng phong phú, tâm hồn bay bổng thông qua những bức hoạ về thiên nhiên, phong cảnh, các nhân vật hoạt hình hay những kỷ niệm gần gũi cùng gia đình.
Hầu hết trẻ mắc chứng tự kỷ đều gặp khó khăn về giao tiếp, nên mỗi em đều lựa chọn cho mình một cách rất riêng để thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình đối với gia đình, bạn bè và thế giới.
Các bức tranh của Hương Giang, Văn Duy, Tuấn Duy, Trung Hiếu, Quang Huy và Danh Lâm đại diện phần nào cho thế giới của rất nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ khác đang cần được cả xã hội, quan tâm, thấu hiểu, chia sẻ cũng như chấp nhận sự khác biệt; đồng thời trao cho các em cơ hội để có thể bộc lộ tài năng, thể hiện bản thân mình và đóng góp cho xã hội.

Triển lãm “Sắc màu - Những mảnh ghép” kéo dài đến hết 28-2-2021. Đây như một món quà động viên cho các em trên con đường trở thành những họa sĩ chuyên nghiệp trong tương lai.
>>> Dưới đây là một số tác phẩm của các bạn nhỏ sẽ được trưng bày trong triển lãm đặc biệt này



Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Triển lãm “Cơm Thập Cẩm”
-
Triển lãm mỹ thuật Đạo và Phật
-
Độc đáo tượng nữ thần bằng đá sa thạch, nặng 200kg tại Bình Định
-
Triển lãm tranh của họa sĩ Ngô Thành Nhân tại Peony & Iris Art Gallery
-
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và Người thổi sáo
-
54 tác phẩm hội họa trong triển lãm cá nhân đầu tiên của Chủ tịch Hội Nhà văn
-
Xây dựng thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam”
-
Triển lãm "Mù dạ quang" của họa sĩ Đỗ Thanh Lãng
-
GS-TS Nguyễn Xuân Tiên, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM: Không gian văn hóa công cộng phải gắn với lợi ích người dân
-
Vẻ đẹp truyền thống trong góc nhìn đương đại