Thêm thị phần xuất khẩu cho sản phẩm sữa nội

Tại cuộc họp hỗ trợ năng lực cho doanh nghiệp tận dụng lợi thế Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA), ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn và tiềm năng của Việt Nam. Đặc biệt là mặt hàng sữa và nông sản. 

Trong thời gian vừa qua, Bộ và các đơn vị liên quan đã gấp rút hỗ trợ nông dân chuyển đổi canh tác nhằm đáp ứng tiêu chuẩn rào cản kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm mới của Trung Quốc. Riêng mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa, hiện Việt Nam đã ký nghị định thư xuất khẩu sữa với Trung Quốc. Điều này đã tạo cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa trong nước đẩy nhanh tiến độ hình thành vùng nguyên liệu sản xuất, chăn nuôi bò quy mô lớn trong nước. Quan trọng hơn, tại cơ hội để sản phẩm sữa Việt Nam gia nhập thị trường tiềm năng lớn nhất thế giới. 

Liên quan đến vấn đề này, đại diện Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) cho biết, tháng 9 vừa qua, Vinamilk đã xuất khẩu và đưa sản phẩm sữa chua vào trong chuỗi siêu thị Hema tại tỉnh Hồ Nam và thành phố Vũ Hán - thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc. Sản phẩm sữa chua Vinamilk đang kinh doanh tại đây khá đa dạng, bao gồm các loại cơ bản như sữa chua nguyên vị, trái cây, dâu,.. còn có thêm các sản phẩm đặc trưng của Việt Nam như sữa chua nếp cẩm, sầu riêng, chanh dây, mít, xoài.
Sự hiện diện sản phẩm sữa chua Vinamilk tại hệ thống này sau khi đã trải qua những yêu cầu kiểm tra khắt khe của hệ thống siêu thị Hema sẽ tạo cơ sở nền tảng để Vinamilk khẳng định được chất lượng sản phẩm và tiếp tục mở rộng phân phối trên thị trường khó tính này. 
Thêm thị phần xuất khẩu cho sản phẩm sữa nội ảnh 1 Sữa chua Vinamilk đã có mặt tại siêu thị thông minh HEMA của Alibaba tại Trung Quốc.
Cũng theo đại diện Vinamilk, Hema là hệ thống gồm hơn 150 siêu thị bán lẻ được người tiêu dùng ưa chuộng nhất hiện nay tại Trung Quốc, tập trung tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải… Theo nhà sáng lập Alibaba, Jack Ma, siêu thị Hema chính là hình mẫu cho mô hình “bán lẻ mới” ở Trung Quốc, tích hợp giữa bán hàng truyền thống và trực tuyến thông qua ứng dụng di động. Mô hình này nằm trong một chiến lược phát triển mảng bán lẻ đầy tham vọng của “gã khổng lồ” Alibaba. 
Ngoài trên hệ thống siêu thị Hema, người tiêu dùng có thể mua sản phẩm tại gian hàng riêng của Vinamilk trên kênh thương mại điện tử Tmall cũng của Alibaba và hợp tác với các trang thương mại điện tử lớn tại Hồ Bắc như Daily Fresh và Lucky and Fresh. Điều này cũng xuất phát từ xu hướng tiêu dùng mới của Trung Quốc.
Có thể thấy, trong một thập kỷ trở lại đây, Trung Quốc được mệnh danh là quốc gia dẫn đầu ngành thương mại điện tử thế giới. 42% thương mại điện tử toàn cầu đang diễn ra ở Trung Quốc và thị trường thanh toán di động cũng gấp 11 lần so với Mỹ.
Tại Trung Quốc có hơn 731 triệu người (hơn 50% dân số của quốc gia này) sử dụng internet. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey thì sự thống trị của Trung Quốc trong thương mại điện tử ở thời điểm hiện tại được thể hiện thông qua số giao dịch được xử lý trong 1 năm của nước này cao hơn 5 quốc gia (Pháp, Đức, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) cộng lại.
Thêm thị phần xuất khẩu cho sản phẩm sữa nội ảnh 2 Thứ Trưởng Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ Ted McKinney và Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Marie C. Damour cùng đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại Nhà máy Sữa Việt Nam thuộc Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) 
Hiện Vinamilk đã có thể xuất khẩu sản phẩm sữa của Việt Nam đi hơn 50 quốc gia và hiện là Công ty sữa duy nhất của Việt Nam nằm trong Top 50 Công ty sữa lớn nhất thế giới. Tại khu vực Châu Á, Vinamilk được Forbes Asia bình chọn thuộc Top 200 doanh nghiệp trên 1 tỷ USD xuất sắc nhất năm 2019, và là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết quyền lực nhất Châu Á (theo Bảng xếp hạng Asia300 của Nikkei Asia Review công bố).

Tin cùng chuyên mục