Theo chương trình, ngoài việc tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm trường Đại học Laval; gặp gỡ các nhà lãnh đạo bang Québec; dự và phát biểu tại cuộc tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Canada.

Cũng theo chương trình, Thủ tướng cũng sẽ gặp gỡ, làm việc với lãnh đạo một số quốc gia dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 và Hội nghị Thượng định G7 mở rộng. Vào ngày 10-6, Thủ tướng Canada Justin Trudeau sẽ đón và hội đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng sẽ thăm và nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và bà con Việt kiều tại Canada.
Chuyến thăm không chỉ đặt thêm cột mốc mới trong quan hệ Canada - Việt Nam nhân kỷ niệm 45 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao song phương (8-1973 đến 8-2018), mà còn thể hiện vai trò và vị thế ngày càng cao của Việt Nam tại một trong những diễn đàn quan trọng nhất của thế giới. Đây là lần thứ 2 Việt Nam được mời tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng.
Nhiều chủ đề nóng
Diễn ra trong 2 ngày 8 và 9-6 tại Charlevoix, Quebec, Canada, Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay sẽ tập trung vào nhiều nội dung như: Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ; Hợp tác hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ đại dương và phát triển năng lượng sạch; Xây dựng một thế giới hòa bình và an toàn hơn...
Dự kiến, tại hội nghị G7, các nhà lãnh đạo G7 sẽ tiếp tục tranh luận trực tiếp với Tổng thống Donald Trump về mức thuế mới nhằm vào các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ các nước đồng minh của Mỹ. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump trước đó đã công bố mức áp thuế mới, 10% với nhôm nhập khẩu và 25% với thép nhập khẩu từ một số nước với lý do an ninh quốc gia. Ngay sau thông báo, Canada và Mexico đã lần lượt tuyên bố áp thuế trả đũa Mỹ.
Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng được tổ chức vào ngày 9-6 với sự tham dự của các nước G7, Liên minh châu Âu và các khách mời bao gồm Việt Nam, Argentina, Bangladesh, Haiti, Jamaica, Kenya, Nam Phi, Rwanda, Samoa, Senegal, và một số các tổ chức quốc tế. Hội nghị tập trung thảo luận 3 nhóm chủ đề chính gồm: Xây dựng khả năng chống chịu, tính ứng phó của các cộng đồng ven biển; Hỗ trợ phát triển nghề cá bền vững và bảo vệ môi trường đại dương; Thúc đẩy các giải pháp xử lý rác thải nhựa ở các đại dương.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
-
TPHCM: Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế
-
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa TPHCM và Hoa Kỳ
-
Lãnh đạo TPHCM chúc Tết cổ truyền Lào
-
Trao huân chương Sĩ quan Công trạng quốc gia Pháp tặng Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Pháp TPHCM
-
Lãnh đạo Sở Ngoại vụ TPHCM chúc mừng Tết cổ truyền Campuchia
-
Việt Nam có sĩ quan thứ 3 làm nhiệm vụ tại trụ sở Liên hiệp quốc
-
Yêu cầu các doanh nghiệp tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
-
Lãnh đạo nhiều nước chúc mừng Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ
-
Truyền thông quốc tế: Nhiều kỳ vọng chính phủ mới của Việt Nam