Tổ chức quyền lực Nhà nước: Kinh nghiệm từ Hiến pháp một số nước

(SGGP).- Trong hai ngày 28 và 29-2, Văn phòng Quốc hội (QH) phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam, Viện KAS tổ chức Hội thảo với chủ đề: Tổ chức quyền lực Nhà nước: Kinh nghiệm từ Hiến pháp một số nước.

(SGGP).- Trong hai ngày 28 và 29-2, Văn phòng Quốc hội (QH) phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam, Viện KAS tổ chức Hội thảo với chủ đề: Tổ chức quyền lực Nhà nước: Kinh nghiệm từ Hiến pháp một số nước.
 
Theo Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, trong bối cảnh nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp năm 1992, những kinh nghiệm đa dạng, quý báu của các mô hình tổ chức quyền lực của các quốc gia trên thế giới được chia sẻ tại hội thảo, sẽ là thông tin tham khảo bổ ích đối với việc nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quyền lực nhà nước phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Hiến pháp năm 1992 đã góp phần hết sức quan trọng vào những thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là bản Hiến pháp được ban hành trong thời kỳ đầu đổi mới. Sau hơn 20 năm, Việt Nam đã có nhiều thay đổi, tình hình quốc tế cũng đã có những chuyển biến to lớn và sâu sắc, nên Hiến pháp năm 1992 đã bộc lộ nhiều điểm không phù hợp với thực tiễn hiện nay. Việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 cho phù hợp với tình hình mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
 
Tại hội thảo, các chuyên gia nghiên cứu lập pháp quốc tế đã giới thiệu về những đặc trưng của cơ chế kiểm soát và phân chia quyền lực ở châu Âu và CHLB Đức; phân tích, so sánh của cơ chế kiểm soát và phân chia quyền lực ở các nước châu Á; tìm hiểu về vấn đề kiểm soát quyền lực trong mô hình hỗn hợp - kinh nghiệm của Hàn Quốc, vấn đề kiểm soát quyền lực trong mô hình Tổng thống - kinh nghiệm của Philippines; vai trò của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc trong việc kiểm soát quyền lực nhà nước; kinh nghiệm thực hiện Hiến pháp của Campuchia qua 18 năm...

A.THƯ

Tin cùng chuyên mục