Trường ĐH Quốc tế Miền Đông (EIU): Không ngừng phát triển thành đại học quốc tế tiên tiến tại Việt Nam

Khẳng định thương hiệu từ đầu tư và “liên kết”
Trường ĐH Quốc tế Miền Đông (EIU): Không ngừng phát triển thành đại học quốc tế tiên tiến tại Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu hóa và ngày một hội nhập sâu, ngành giáo dục trong nước đang thích nghi với sự đổi mới, đã đón nhận hệ thống trường đại học dân lập có quy mô đầu tư lớn, phương thức đào tạo hiện đại theo chuẩn đại học nước ngoài, góp phần cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nước nhà. Nổi lên có phần không kém trong chiến lược ấy, thời gian qua Trường ĐH Quốc tế Miền Đông (EIU) đã “trình diện” mình với tham vọng đầy bản lĩnh là một trong những trường đại học không ngừng phát triển thành trường quốc tế tiên tiến tại Việt Nam.

Quy mô, hiện đại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông

Quy mô, hiện đại Trường Đại học Quốc tế Miền Đông

Khẳng định thương hiệu từ đầu tư và “liên kết”

Như để giải quyết “cơn khát” của phụ huynh và học sinh luôn “mơ” về một trường đại học mà ở đó các chương trình đào tạo khoa học nhưng rút ngắn thời gian, phương pháp giảng dạy hiện đại, tạo môi trường để phát huy kỹ năng sống cho sinh viên… như ở nước ngoài, và không phải chờ quá lâu, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đã kịp ra đời để đáp ứng nhu cầu đó.

Được thành lập năm 2010 tại thành phố mới Bình Dương (tỉnh Bình Dương) do Tập đoàn Becamex IDC làm chủ đầu tư, và là thành viên của Trường ĐH Quốc gia TPHCM. Trường Đại học Quốc tế Miền Đông được kỳ vọng sẽ là trường đại học hàng đầu về chất lượng giảng dạy cũng như cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Với phương châm “đào tạo nhân lực theo nhu cầu thực tiễn, biến nguồn nhân lực được đào tạo theo chuẩn quốc tế, trở thành một lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất thu hút đầu tư nước ngoài”…, chính vì xác định mục tiêu từ đầu nên khi đi vào hoạt động, EIU đã chọn Trường ĐH Portland (Mỹ) là đối tác chính, các chương trình đào tạo tại EIU được xây dựng dựa theo mô hình chuẩn quốc tế của ĐH Portland.

Sự liên kết này đã không những đem đến cho trường những thành công nhất định trong những năm qua mà nó còn khẳng định thương hiệu của EIU ngày một lớn mạnh, được phụ huynh và học sinh tin tưởng lựa chọn làm “điểm tựa” cho tương lai. Số liệu thống kê cho thấy, chỉ mới 2 mùa tuyển sinh hiện trường đã nâng tổng số sinh viên lên trên 1.300 em, dự báo trong năm nay số lượng thí sinh sẽ tăng lên đáng kể.

Nhìn nhận điều này,  Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập Trần Hồng Quân, đã cho rằng, trong bối cảnh chung các trường ngoài công lập gặp khó khăn tuyển sinh, nhưng trong 2 năm qua, EIU liên tục hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo với bình quân hơn 100 sinh viên một ngành học là một cố gắng đáng ghi nhận… 

Là một trường đại học tư thục được Tập đoàn Becamex đầu tư với tổng kinh phí 100 triệu đôla Mỹ, trường đã đầu tư xây dựng theo mô hình các ĐH tiên tiến quốc tế từ cơ sở vật chất, máy móc thiết bị giảng dạy cho đến chương trình đào tạo và tuyển dụng nhiều giảng viên bản xứ… Tại EIU có hệ thống ký túc xá 1.000 chỗ, mỗi phòng có 4 sinh viên, mỗi sinh viên có giường ngủ, bàn ghế học tập, tủ riêng, nhà vệ sinh ngay trong phòng. Trường còn có trung tâm thể thao gần với ký túc xá với đầy đủ các sân tennis, cầu lông, bóng đá mini, nhà thi đấu thể dục thể thao và hồ bơi… theo chuẩn quốc tế. Để thuận lợi cho việc đi học của sinh viên, trường còn bố trí các tuyến xe buýt hàng ngày, phù hợp cho từng tuyến.

Sinh viên ngành điều dưỡng đi kiến tập tại BV Mỹ Phước

Sinh viên ngành điều dưỡng đi kiến tập tại BV Mỹ Phước

Hiệu quả trong chiến lược hợp tác đào tạo

Có thể nói, sự ra đời và phát triển không ngừng của Đại học Quốc tế Miền Đông thời gian qua đã chứng minh được đây là mô hình trường ĐH quốc tế đầu tiên tại Việt Nam với phương thức đào tạo gắn kết với thực tiễn nhằm cung ứng đội ngũ nhân lực chất lượng cao mà xã hội cần đang phát huy hiệu quả.

Được biết, hiện nay tất cả các chương trình đào tạo EIU đều được xây dựngdựa trên giáo trình học thuật của các trường đại học hàng đầu thế giới với đội ngũ giảng dạy gồm hơn 100 giảng viên được lựa chọn từ ĐH Quốc gia TP.HCM, các trường ĐH công lập lớn khu vực phía Nam; đặc biệt là đội ngũ giảng viên đến từ ĐH Portland (Hoa Kỳ) theo chương trình liên kết trao đổi giảng viên giữa EIU và ĐH Portland. Chương trình đào tạo được nhà trường liên kết với ĐH Portland để biên soạn theo hướng tín chỉ phù hợp với các yêu cầu quy phạm của các tổ chức kiểm định quốc tế.

Cụ thể là, EIU được Bộ GD-ĐT Việt Nam cho phép đào tạo 7 chương trình theo chuẩn quốc tế gồm: chuẩn ABET đối với 5 chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điện và điện tử, kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật phần mềm, truyền thông và mạng máy tính; chuẩn Quốc tế AACSB đối với chương trình Quản trị Kinh doanh và theo chuẩn Hội Điều dưỡng Quốc gia Hoa Kỳ đối với chương trình đào tạo ngành điều dưỡng.

Đặc biệt, EIU cũng là trường đại học đầu tiên trong cả nước được phép đào tạo 3 học kỳ/năm với chương trình đào tạo được thiết kế gồm 40% giờ thực hành, thực tập nhằm nâng cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp. Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc, Hiệu trưởng Nhà trường lý giải: “Hiện nay, các đại học  tiên tiến trên thế giới học theo 3 học kỳ/năm. EIU muốn đồng hành và đồng bộ với bước thời gian đối với các trường đại học chung trên thế giới, đặc biệt khớp với bước đi thời gian và bước đi chuyên môn của ĐH Portland (PSU) tại Mỹ…”.

Cũng theo ông, điều này có lợi khi EIU muốn trao đổi sinh viên học hết học kỳ rồi sang PSU học tiếp kỳ sau hoặc ngược lại. Thứ hai nữa là trao đổi giáo viên. Thứ ba là buộc mình phải đi đúng tiến độ nội dung, đây là cái lợi quan trọng nhất vì học lý thuyết bên này, nối thực hành bên kia hay ngược lại đều dễ dàng. “Đó là điều kiện tiên quyết để đại học Việt Nam trở thành đại học quốc tế tiên tiến”- Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc khẳng định.

Vào trường đã thấy “đầu ra”

Có thể nói rằng, nỗi lo lớn nhất hiện nay đối với sinh viên là sau khi tốt nghiệp đại học, tìm và có được việc làm mà không cần phải “đào tạo lại” là điều họ đang rất băn khoăn. Như để giải tỏa nỗi lo này, Trường Đại học Quốc tế Miền Đông đang giải quyết tốt “bài toán” trên. Trao đổi vấn đề trên, TS.Nguyễn Văn Phúc, Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, sau hai năm trường đã đưa vào đào tạo 1.300 sinh viên. “Tuy các sinh viên chưa “ra lò” nhưng đã có 140 doanh nghiệp đến đặt hàng thu hút nguồn nhân lực” - ông Phúc khẳng định.

Cũng theo ông, ngoài các doanh nghiệp đặt hàng tuyển dụng còn gần 5.000 doanh nghiệp nằm trong hệ thống do Tổng Công ty Becamex tạo lập tại các khu công nghiệp là địa điểm rất tốt để cho các sinh viên đến thực hành và làm việc trực tiếp cho dù đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Ông Phúc nói: “Mục đích của Trường Quốc tế Miền Đông là đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và sau khi ra trường các kỹ sư/cử nhân đại học bắt tay làm việc ngay chứ không còn bỡ ngỡ với công việc hoặc phải đào tạo lại…”.

Đồng tình với quan điểm này, nhiều ý kiến chuyên gia trong ngành giáo dục cũng cho rằng, EIU đang áp dụng đào tạo theo tín chỉ và dạy 3 học kỳ/năm và chưa tính thêm học kỳ hè là một hướng đi rất mới nhằm rút ngắn thời gian và sinh viên có thể tốt nghiệp đại học trước thời gian 4 năm. Ông Trần Hồng Quân cho rằng: “Chương trình nhập học của nước ngoài được biên soạn theo tiêu chuẩn quốc tế mà EIU đang áp dụng đưa vào đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng cho doanh nghiệp nước ngoài FDI đầu tư vào Bình Dương là hết sức phù hợp. Đây cũng là một yếu tố tạo thêm động lực mới, giúp Bình Dương và cả nước nói chung kêu gọi và thu hút đầu tư ngày càng hiệu quả hơn chính vì nhờ nguồn nhân lực chất lượng cao này”.

Tất Thắng


Tạo nên sự “khác biệt” trong hệ thống trường đại học dân lập

Không chỉ có phụ huynh, sinh viên, mà ngay cả giới chuyên môn cũng đã thừa nhận rằng, trong hệ thống trường đại học dân lập hiện nay, Trường Đại học Quốc tế miền Đông (ĐHQTMĐ) đã và đang tạo nên một sự “khác biệt mới” trong chiến lược đầu tư-liên kết, cũng như phương thức đào tạo… thể hiện đẳng cấp của một trường quốc tế hàng đầu. Vậy sự khác biệt ấy ở đâu? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Hiệu trưởng Trường ĐHQTMĐ - Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc, quanh vấn đề này.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc

Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc

- Phóng viên: Theo đánh giá của giới chuyên môn, Trường ĐH Quốc tế Miền Đông đi vào hoạt động chưa lâu nhưng đã định hướng tốt trong công tác đào tạo nguồn nhân lực. Là người hoạt động lâu năm trong ngành giáo dục, đồng thời ở cấp độ quản lý, quan điểm của ông thế nào về nhận định này? Đánh giá của ông về nội dung, chất lượng đào tạo của trường trong 3 năm vừa qua có thật sự đáp ứng được nhu cầu thực tiễn?

>> Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc: Có thể nói ĐHQTMĐ là thành quả hợp tác của Tập đoàn Becamex, Đại học Quốc Gia TPHCM và ĐH Portland State-Hoa Kỳ; với sự giúp đỡ và tạo điều kiện tối đa của UBND tỉnh Bình Dương và sự chỉ đạo chặt chẽ từ Chính phủ, Bộ GD-ĐT. ĐHQTMĐ là đại học của doanh nghiệp, với mục tiêu là một ĐH quốc tế từ hình thức đến nội dung và phương pháp quản trị đại học tiên tiến, nhưng với mức học phí “Việt Nam” để tạo cơ hội cho mọi học sinh du học tại chỗ.

Sứ mệnh của trường nhắm vào 3 lãnh vực chính: phát triển kỹ thuật – công nghệ cao, phát triển đầu tư kinh doanh và an sinh xã hội; giúp mở rộng nâng cấp doanh nghiệp, nâng cao công nghệ phục vụ cho vùng kinh tế trọng điểm với hơn 13.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động tại Bình Dương và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Những đặc điểm đó xác định nhiệm vụ của ĐHQTMĐ là đào tạo theo chuẩn quốc tế vừa phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, vừa đảm bảo là một ĐH theo hướng các chuẩn kiểm định quốc tế.

Từ năm học thứ 2, các sinh viên của trường đã được gửi đến Hàn Quốc và Singapore thực tập; giảng viên và cán bộ của trường được cử đến Hoa Kỳ để học hỏi về nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy. Có 60 giảng viên trên tổng số 150 giảng viên của trường là người nước ngoài (Anh, Mỹ, Úc, New Zealand,...). Chương trình đào tạo cũng như công tác vận hành và quản lý trường theo mô hình của các trường ĐH Hoa Kỳ. Do vậy, tuy mới đi vào hoạt động được 3 năm, trường đã được Chính phủ và Bộ GD-ĐT đánh giá cao, được các trường Đại học đối tác Hoa Kỳ tín nhiệm, và 144 doanh nghiệp đã ký kết với trường nhận sinh viên thực tập, kiến tập cũng như tạo cơ hội để sinh viên đến làm việc sau khi tốt nghiệp.

- Tại Việt Nam trường đại học dân lập ngày một nhiều, chất lượng hoạt động-đào tạo, mỗi trường cũng có khác. Vậy theo ông Trường ĐH Quốc tế Miền Đông có tạo ra sự “khác biệt” mới nào trong phân khúc của hệ thống trường đại học dân lập hiện nay? Định hướng cũng như kế hoạch sắp tới của trường là gì?

Được thành lập trong bối cảnh các trường ĐH dân lập ra đời khá nhiều tại Việt Nam nên ĐHQTMĐ cố gắng xây dựng cho mình một hướng đi thích hợp với những đặc điểm như sau: Chương trình đào tạo được Bộ GD-ĐT cho phép hoàn toàn nhập khẩu, đây là một cột trụ chất lượng chính của trường.

Với sự hợp tác với ĐH Portland-Hoa Kỳ, được sự hỗ trợ của ĐHQG và giám sát của Bộ GD-ĐT, sau hai năm vận hành, ngày 27-7-2012, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã có văn bản 4860/BGDĐT khẳng định 7 chương trình đào tạo của trường hoàn toàn được xây dựng theo chuẩn quốc tế. Đó là chuẩn đầu ra ngoại ngữ (tiếng Anh): Để được công nhận tốt nghiệp, sinh viên tất cả các ngành học phải có chuẩn đầu ra tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 (riêng sinh viên Quản trị kinh doanh phải đạt 6.0 IELTS trước khi vào học chuyên ngành). Như vậy, sinh viên trường sau khi tốt nghiệp xem như có 2 bằng: bằng chuyên môn và bằng ngoại ngữ.

Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng đã cho phép ĐHQTMĐ triển khai học chế tín chỉ 3 học kỳ/ năm, không tính học kỳ Hè. Như vậy, ĐHQTMĐ là trường đầu tiên của Việt Nam được Bộ GD-ĐT cho phép vận hành 3 học kỳ, mỗi học kỳ 10 tuần, điều này giúp trường đồng hành và gần như đồng bộ hóa với các trường ĐH tiên tiến trên thế giới.

Về định hướng cũng như kế hoạch phát triển sắp tới: Năm 2013, chúng tôi tiếp tục tuyển 1.500 chỉ tiêu, trong đó có 1.000 chỉ tiêu cho hệ ĐH và 500 chỉ tiêu cho hệ CĐ, được đào tạo theo 3 lĩnh vực: lĩnh vực kỹ thuật, lĩnh vực quản lý, và lĩnh vực sức khỏe.

Sinh viên ĐHQT Miền Đông trong một giờ học với giảng viên nước ngoài

Sinh viên ĐHQT Miền Đông trong một giờ học với giảng viên nước ngoài

- Điều băn khoăn lớn nhất của phụ huynh cũng như sinh viên hiện nay là rất lo ngại “tìm việc” sau khi tốt nghiệp. Trường ĐH Quốc tế Miền Đông có “biện pháp giải tỏa” băn khoăn này của sinh viên như thế nào? Công tác liên kết “nhà trường-sinh viên-doanh nghiệp” có được nhà trường thực hiện thành chủ trương chung và kế hoạch giải quyết việc làm cho sinh viên mỗi năm?

ĐHQTMĐ là trường của Tập đoàn Becamex, với số lượng 5.000 doanh nghiệp do Becamex phát triển thì đó cũng là 5.000 môi trường cơ hội việc làm. Thêm vào đó là sự thay đổi nâng cao công nghệ liên tục của các doanh nghiệp này càng tạo ra cơ hội cho những sinh viên đang được đào tạo theo các ngành nghề mà 144 doanh nghiệp VSIP đã ký kết để ĐHQTMĐ cung ứng nguồn nhân lực theo yêu cầu. ĐHQTMĐ đã thành lập Trung tâm Phát triển Nghề nghiệp cho sinh viên, huấn luyện các em những kỹ năng mềm như kỹ năng viết hồ sơ xin việc theo đúng chuẩn, kỹ năng trả lời phỏng vấn chuyên nghiệp. Trường có mối quan hệ trực tiếp với hơn 140 doanh nghiệp cả trong và ngoài nước tại Singapore, Hàn Quốc,… họ luôn “kề vai sát cánh” cùng trường và kết hợp theo dõi chặt chẽ trong quá trình đào tạo để hiểu và hướng sinh viên theo đúng nội dung và chất lượng mà doanh nghiệp yêu cầu. Do đó, cơ hội việc làm của các em ngay sau khi ra trường là rất cao.

- Sau 2 năm đi vào hoạt động, ông nhận xét thế nào về kết quả đào tạo, liên kết đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước. Sự tương tác từ thương hiệu của trường với các đơn vị liên quan như thế nào?

ĐHQTMĐ đã khai giảng khóa 1 ngày 3-10-2011 đến nay được 2 khóa; trường chuẩn bị khai giảng khóa 3 vào 23-9-2013 cùng thời điểm với ĐH Portland – Hoa kỳ. Sau 2 năm đào tạo, ngày 29-7-2013 Trường đã mạnh dạn cử đoàn công tác gồm 10 giảng viên và 32 sinh viên xuất sắc khóa 1 do Phó Hiệu trưởng Nguyễn Tấn Lợi dẫn đầu đi thực tập tại Viện Quản trị Singapore (SIM), Tập đoàn Semcorp và nhiều công ty lớn khác tại Singapore. Đây là cơ hội để các sinh viên của trường chứng minh khả năng và sự tự tin khi giao lưu học thuật và nêu lên các vấn đề với doanh nghiệp để học hỏi, bổ sung các khía cạnh thực tiễn cho những nội dung đã được học tại trường.

Trong chương trình học, trường dành khoảng 30% quỹ thời gian để đưa sinh viên đến doanh nghiệp, tìm hiểu và học hỏi, giải quyết các vấn đề thực tế trong doanh nghiệp. Sau đợt thực tập, một số doanh nghiệp Singapore đã ngỏ ý sẵn sàng nhận sinh viên của EIU sau khi tốt nghiệp. Chúng tôi cho rằng, sự thừa nhận của các doanh nghiệp nước ngoài đối với khả năng các sinh viên của trường chính là bước đầu khẳng định thương hiệu ĐHQTMĐ.

Quỳnh Anh


Sinh viên EIU tham gia kiến tập tại Singapore

Tuần qua, Đoàn Trường Đại học Quốc tế Miền Đông (EIU) gồm các cán bộ giảng viên và sinh viên đã hoàn tất thành công chuyến đi kiến tập tại Singapore. Đây là chương trình kiến tập trong doanh nghiệp được nhà trường thiết kế để các sinh viên năm 2 của trường sớm có cơ hội được cọ xát với thực tế.

Tham gia chương trình, các sinh viên được đến tham quan và tìm hiểu các doanh nghiệp uy tín, tiêu biểu của đảo quốc Sư tử như Công ty II –VI, Tập đoàn Sembcorp và nhiều công ty lớn khác… là đối tác đồng hành cùng Becamex IDC. Bên cạnh đó, các em cũng được tham quan một số cơ sở giáo dục lớn như Trường mầm non Modern Montessori International, Học viện Quản lý Singapore SIM….

Sinh viên ĐHQT Miền Đông trong đợt đi kiến tập tại Singapore vừa qua

Sinh viên ĐHQT Miền Đông trong đợt đi kiến tập tại Singapore vừa qua

Tại đây, sinh viên được “tai nghe, mắt thấy” những sản phẩm công nghệ cao, những dây chuyền sản xuất hiện đại cũng như các mô hình hoạt động thành công của doanh nghiệp. Các em đã hào hứng nêu ra nhiều câu hỏi, thắc mắc và đều được các doanh nghiệp tận tình giải đáp, chia sẻ kinh nghiệm.

Đặc biệt, đối với các sinh viên ngành Kỹ thuật, đây là cơ hội để các em tiếp cận thực tế, có sự hiểu biết sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến mà các em được thực hành ở trường. Bên cạnh việc củng cố vốn kiến thức chuyên môn, chuyến đi kiến tập Singapore còn là cơ hội tuyệt vời để các sinh viên trải nghiệm cuộc sống nơi “đất khách quê người”.

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn – chúng tôi rất vui mừng khi chứng kiến các em nhanh chóng vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu để thích nghi và tự tin hòa nhập. Các em đã trưởng thành hơn rất nhiều trong suốt chuyến đi. Đó là điều chúng tôi mong mỏi nhất” - Thầy Nguyễn Tấn Lợi, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHQT Miền Đông, trưởng đoàn đi kiến tập chia sẻ.

Cũng theo thầy Lợi, kiến thức sách vở là chưa đủ, các sinh viên phải được đi, đi và đi để học và hành nhiều hơn, để mở rộng tầm mắt. Để đạt được điều đó, EIU không ngừng xây dựng và duy trì mối quan hệ sâu rộng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như tận dụng mọi điều kiện để các sinh viên được sống trong không khí nghề nghiệp và học tập với các chuyên gia ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường.

Như vậy, cơ hội trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao sau khi tốt nghiệp, có khả năng làm việc chuyên nghiệp trong các công ty toàn cầu hay các khu công nghiệp, khu công nghệ cao trong nước lẫn quốc tế, là điều trong tầm tay của sinh viên EIU.

H.T.

Tin cùng chuyên mục