Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng: Điểm tựa vững chắc nhất

Ngày 9-5, Học viện Chính trị khu vực IV tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Thực trạng nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam thời kỳ đổi mới”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc
toá dam.jpg
Các đại biểu tham dự tọa đàm

Tại tọa đàm, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu tiếp tục khẳng định Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà báo xuất sắc trong nền báo chí cách mạng Việt Nam. Tư tưởng của Người là sự đúc kết chắc chắn giữa lý luận và thực tiễn, gắn bó mật thiết với những yêu cầu của cách mạng Việt Nam.

Trải qua gần 100 năm hình thành và phát triển, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng vẫn luôn là điểm tựa vững chắc nhất cho nền báo chí - truyền thông nước nhà. Từ đó, báo chí - truyền thông Việt Nam không ngừng trưởng thành về mọi mặt, sản sinh ra những thế hệ nhà báo, phóng viên “mắt sáng, lòng trong, bút sắc”, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.

Bên cạnh đó, các ý kiến tại tọa đàm khoa học cũng chỉ ra rằng, nền báo chí - truyền thông Việt Nam hiện cũng đang đối mặt với nhiều thách thức, như: mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; sự bùng nổ của không gian mạng, mạng xã hội; âm mưu chống phá ngày càng tinh vi, xảo quyệt của các thế lực thù địch, phản động; xuất hiện biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích; lợi dụng báo chí để trục lợi bất chính; vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật, chạy theo yếu tố thương mại, lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, đưa tin một chiều, giật gân, câu view…

Theo thống kê, hiện cả nước có gần 800 cơ quan báo chí, trong đó có 142 báo (68 báo Trung ương, 74 báo địa phương), với 112 báo có phiên bản điện tử; 612 tạp chí (520 tạp chí Trung ương, 92 tạp chí địa phương; 25 cơ quan báo chí điện tử độc lập (9 báo điện tử và 16 tạp chí điện tử).

Tin cùng chuyên mục