Lấn chiếm hình thành cả khu phố
Trường ĐH Nông Lâm TPHCM được giao đất từ năm 1990 với tổng diện tích 118ha. Có thể nói đây là trường ĐH thuộc Bộ GD-ĐT quản lý có diện tích đất lớn nhất nhì cả nước. Tuy nhiên, hiện nay nhiều diện tích đất bị lấn chiếm và Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc.
Thanh tra Chính phủ đã kết luận, chỉ ra hàng loạt sai phạm về đất đai của Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, như không có phương án sắp xếp sử dụng nhà đất theo quy định; giao cấp đất trái thẩm quyền, sai quy định; công tác quản lý không chặt chẽ, quản lý địa chính bị buông lỏng.
Một trong những sai phạm đáng chú ý là trường đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm ở 3 khu vực, trong đó có khu vực người dân sử dụng đất đã hình thành nên một khu phố, nhưng việc xử lý thiếu kiên quyết, không đồng bộ, từ đó dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài và không thể giải quyết dứt điểm. Kể từ năm 1990, khi được giao đất cho đến nay, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM chưa trình duyệt được quy hoạch chi tiết về sử dụng đất, cũng như quy hoạch chi tiết xây dựng phát triển không gian. Các dự án đầu tư mang tính riêng lẻ, không thể hiện sự kết nối trên tổng thể giữa Trường ĐH Nông Lâm với ĐH Quốc gia (ĐHQG) TPHCM và các dự án hạ tầng của địa phương. Điều này không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý mà còn tiềm ẩn sự lãng phí nguồn vốn đầu tư và đất đai.
Thanh tra Chính phủ cũng kết luận, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM giao đất cho 25 trường hợp là cán bộ, công nhân viên không đúng quy định. Sau giao đất không tiến hành quản lý, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, xây dựng không phép của các hộ, tách hộ, trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng nhà trường và giám đốc ĐHQG TPHCM qua các thời kỳ.
Trong khi đó, giáp với Trường ĐH Nông Lâm là đất của ĐHQG TPHCM, cũng diễn ra tình trạng lấn chiếm mười mấy năm nay vẫn chưa thể giải tỏa. Theo PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐHQG TPHCM, dự án đất quy hoạch cho ĐHQG TPHCM diện tích hơn 643ha. Tuy nhiên, đến nay việc đền bù, giải phóng mặt bằng đang gặp nhiều khó khăn vì thiếu vốn. Diện tích đất đã thu hồi chỉ mới 465,42ha (đạt 72,3%). Công trình xây dựng đạt 831.726m2 (chiếm 32,12% diện tích sàn xây dựng theo quy hoạch điều chỉnh). Về hạ tầng, có 19km đường nội bộ (chiếm 78% chiều dài so với quy hoạch) và hoàn thành 60% đường cấp nước sinh hoạt.
Chưa thông phương án giải quyết
Cả hai dự án đất của Trường ĐH Nông Lâm và ĐHQG TPHCM đều là địa bàn giáp ranh giữa quận Thủ Đức (TPHCM) và thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương), nên việc phối hợp giải quyết giữa 2 địa phương có nhiều khó khăn. Riêng phần đất của Trường ĐH Nông Lâm bị lấn chiếm xây dựng cả khu phố phần lớn là do phía tỉnh Bình Dương buông lỏng quản lý để xảy ra việc lấn chiếm, xây nhà, thậm chí tự ý giao đất sai quy định. Nguyên nhân tiếp theo là do trường có giai đoạn nhập rồi tách ra từ ĐHQG TPHCM nên đã làm gián đoạn việc quản lý, bảo vệ đất đai thuộc dự án của trường.
Trước tình trạng khiếu kiện kéo dài, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã trực tiếp làm việc với ĐHQG TPHCM, yêu cầu phấn đấu đến năm 2018 hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch cho các đơn vị thực hiện các dự án. Hiện nay công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn.
Theo PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, khó khăn lớn nhất đó là không có vốn. Kinh phí cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư mới được bố trí 1.631,5 tỷ đồng (chiếm 33,57%). Do đó, để giải quyết dứt điểm cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, ĐHQG phải ứng vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 (khoảng 950,4 tỷ đồng) và đề xuất TPHCM cho mượn 651,43 tỷ đồng trong năm 2018, hoặc cho vay từ nguồn vốn của Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TPHCM. Tuy nhiên, trước đề xuất này, UBND TPHCM cho rằng TP không thể giải quyết vượt cấp, vì ĐHQG TPHCM thuộc Chính phủ. Do đó, ĐHQG phải đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Còn về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, TPHCM sẽ có một buổi họp để giải quyết vấn đề này.
Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trước đây do ĐHQG TPHCM thực hiện. Sau một thời gian dài không hiệu quả, công tác này được giao về cho TPHCM và tỉnh Bình Dương để phối hợp giải quyết. Tuy nhiên, hiện nay khu vực trước Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, việc lấn chiếm vẫn tái diễn, hàng quán mọc lên khắp nơi.
Trường ĐH Nông Lâm TPHCM được giao đất từ năm 1990 với tổng diện tích 118ha. Có thể nói đây là trường ĐH thuộc Bộ GD-ĐT quản lý có diện tích đất lớn nhất nhì cả nước. Tuy nhiên, hiện nay nhiều diện tích đất bị lấn chiếm và Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc.
Thanh tra Chính phủ đã kết luận, chỉ ra hàng loạt sai phạm về đất đai của Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, như không có phương án sắp xếp sử dụng nhà đất theo quy định; giao cấp đất trái thẩm quyền, sai quy định; công tác quản lý không chặt chẽ, quản lý địa chính bị buông lỏng.
Một trong những sai phạm đáng chú ý là trường đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm ở 3 khu vực, trong đó có khu vực người dân sử dụng đất đã hình thành nên một khu phố, nhưng việc xử lý thiếu kiên quyết, không đồng bộ, từ đó dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài và không thể giải quyết dứt điểm. Kể từ năm 1990, khi được giao đất cho đến nay, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM chưa trình duyệt được quy hoạch chi tiết về sử dụng đất, cũng như quy hoạch chi tiết xây dựng phát triển không gian. Các dự án đầu tư mang tính riêng lẻ, không thể hiện sự kết nối trên tổng thể giữa Trường ĐH Nông Lâm với ĐH Quốc gia (ĐHQG) TPHCM và các dự án hạ tầng của địa phương. Điều này không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý mà còn tiềm ẩn sự lãng phí nguồn vốn đầu tư và đất đai.
Thanh tra Chính phủ cũng kết luận, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM giao đất cho 25 trường hợp là cán bộ, công nhân viên không đúng quy định. Sau giao đất không tiến hành quản lý, để xảy ra tình trạng lấn chiếm, xây dựng không phép của các hộ, tách hộ, trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng nhà trường và giám đốc ĐHQG TPHCM qua các thời kỳ.
Trong khi đó, giáp với Trường ĐH Nông Lâm là đất của ĐHQG TPHCM, cũng diễn ra tình trạng lấn chiếm mười mấy năm nay vẫn chưa thể giải tỏa. Theo PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐHQG TPHCM, dự án đất quy hoạch cho ĐHQG TPHCM diện tích hơn 643ha. Tuy nhiên, đến nay việc đền bù, giải phóng mặt bằng đang gặp nhiều khó khăn vì thiếu vốn. Diện tích đất đã thu hồi chỉ mới 465,42ha (đạt 72,3%). Công trình xây dựng đạt 831.726m2 (chiếm 32,12% diện tích sàn xây dựng theo quy hoạch điều chỉnh). Về hạ tầng, có 19km đường nội bộ (chiếm 78% chiều dài so với quy hoạch) và hoàn thành 60% đường cấp nước sinh hoạt.
Chưa thông phương án giải quyết
Cả hai dự án đất của Trường ĐH Nông Lâm và ĐHQG TPHCM đều là địa bàn giáp ranh giữa quận Thủ Đức (TPHCM) và thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương), nên việc phối hợp giải quyết giữa 2 địa phương có nhiều khó khăn. Riêng phần đất của Trường ĐH Nông Lâm bị lấn chiếm xây dựng cả khu phố phần lớn là do phía tỉnh Bình Dương buông lỏng quản lý để xảy ra việc lấn chiếm, xây nhà, thậm chí tự ý giao đất sai quy định. Nguyên nhân tiếp theo là do trường có giai đoạn nhập rồi tách ra từ ĐHQG TPHCM nên đã làm gián đoạn việc quản lý, bảo vệ đất đai thuộc dự án của trường.
Trước tình trạng khiếu kiện kéo dài, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã trực tiếp làm việc với ĐHQG TPHCM, yêu cầu phấn đấu đến năm 2018 hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, bàn giao đất sạch cho các đơn vị thực hiện các dự án. Hiện nay công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn.
Theo PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, khó khăn lớn nhất đó là không có vốn. Kinh phí cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư mới được bố trí 1.631,5 tỷ đồng (chiếm 33,57%). Do đó, để giải quyết dứt điểm cho công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, ĐHQG phải ứng vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 (khoảng 950,4 tỷ đồng) và đề xuất TPHCM cho mượn 651,43 tỷ đồng trong năm 2018, hoặc cho vay từ nguồn vốn của Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TPHCM. Tuy nhiên, trước đề xuất này, UBND TPHCM cho rằng TP không thể giải quyết vượt cấp, vì ĐHQG TPHCM thuộc Chính phủ. Do đó, ĐHQG phải đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng. Còn về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, TPHCM sẽ có một buổi họp để giải quyết vấn đề này.
Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng trước đây do ĐHQG TPHCM thực hiện. Sau một thời gian dài không hiệu quả, công tác này được giao về cho TPHCM và tỉnh Bình Dương để phối hợp giải quyết. Tuy nhiên, hiện nay khu vực trước Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, việc lấn chiếm vẫn tái diễn, hàng quán mọc lên khắp nơi.