Tiếp tục hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Ngày 25-7, Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tổ chức phiên họp thứ 8 tại Hà Nội, cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.

(SGGP).– Ngày 25-7, Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã tổ chức phiên họp thứ 8 tại Hà Nội, cho ý kiến về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 theo ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.

Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhận định, tại kỳ họp thứ 5, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sau khi tiếp thu ý kiến của nhân dân đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận và cơ bản nhất trí về những vấn đề lớn có tính nguyên tắc, bản chất về hệ thống chính trị, chế độ Nhà nước. Tuy nhiên, qua thảo luận vẫn còn những ý kiến khác nhau về thành phần kinh tế, việc khẳng định vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế; vấn đề về tổ chức chính quyền địa phương trong Hiến pháp và vấn đề về các chế định độc lập, trong đó có vấn đề về Hội đồng Hiến pháp. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục thảo luận, nghiên cứu để hoàn thiện dự thảo trình Quốc hội.

Cùng ngày, Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã được Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội. Từ nay đến năm 2020, một trong những nhiệm vụ được ngành tư pháp xác định là chuyển trọng tâm của cải cách tư pháp từ xây dựng thể chế sang nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực thi hành án và bổ trợ tư pháp; phát triển, ổn định và chuẩn hóa các mô hình quản lý nhà nước trong lĩnh vực thi hành án, thừa phát lại; tạo chuyển biến cơ bản, bền vững đối với nhiệm vụ thi hành án dân sự, hành chính.

ANH THƯ

Tin cùng chuyên mục