35 năm chiến thắng Xuân Lộc 21-4-1975 - 21-4-2010: Lê Nam Phong - lung linh phẩm chất bộ đội cụ Hồ

Trước 30-4-1975, thị xã Xuân Lộc, tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh nằm trên trục giao thông quan trọng là QL 1 đi Sài Gòn-QL 20 đi Đà Lạt và đường số 2, số 15 đi Bà Rịa-Vũng Tàu. Do vị trí trọng yếu cách Sài Gòn chỉ 60km nên Xuân Lộc được xem là “cánh cửa thép” của Sài Gòn. Vì vậy Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, Đại tướng Fred Wayen đã chỉ thị cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “Phải giữ cho được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”. Thế nhưng các sư đoàn thuộc Quân đoàn 4 vẫn đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam trong đó có thành tích đặc biệt xuất sắc của Sư đoàn 7 mà đồng chí Lê Nam Phong là Sư đoàn trưởng.
35 năm chiến thắng Xuân Lộc 21-4-1975 - 21-4-2010: Lê Nam Phong - lung linh phẩm chất bộ đội cụ Hồ

Trước 30-4-1975, thị xã Xuân Lộc, tỉnh lỵ tỉnh Long Khánh nằm trên trục giao thông quan trọng là QL 1 đi Sài Gòn-QL 20 đi Đà Lạt và đường số 2, số 15 đi Bà Rịa-Vũng Tàu. Do vị trí trọng yếu cách Sài Gòn chỉ 60km nên Xuân Lộc được xem là “cánh cửa thép” của Sài Gòn. Vì vậy Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, Đại tướng Fred Wayen đã chỉ thị cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “Phải giữ cho được Xuân Lộc, mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”. Thế nhưng các sư đoàn thuộc Quân đoàn 4 vẫn đập tan “cánh cửa thép” Xuân Lộc góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam trong đó có thành tích đặc biệt xuất sắc của Sư đoàn 7 mà đồng chí Lê Nam Phong là Sư đoàn trưởng.

Trận để đời - Người để nghĩa

Trong cuộc đời binh nghiệp, có lẽ Trung tướng Lê Nam Phong nhớ nhất là trận đánh Xuân Lộc kéo dài từ 9-4 đến 21-4-1975 với sự phối hợp nhịp nhàng của các sư đoàn thuộc Quân đoàn 4 và Quân khu 7. Trong đó, với sự chỉ huy tài tình của anh ở mũi tiến công của Sư đoàn 7 đã khiến thế trận thay đổi bất ngờ, đúng ý đồ của cấp trên: cô lập Xuân Lộc để rồi phá tan “cánh cửa thép” này, tiến về Sài Gòn.

Gợi lại chuyện xưa, anh Lê Nam Phong kể: “Tôi nhận được điện mật của cấp trên và triệu tập ngay cuộc họp Ban Thường vụ Sư đoàn. Chúng tôi đưa ra nhận định của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4, rằng: “Địch dồn quân cố cứu Xuân Lộc, ta không cần tập trung vào đấy mà cần tiêu diệt các đơn vị cứu viện của địch đang đến gần bởi chúng chưa đứng vững chân, chưa phối hợp chặt chẽ được với bọn ngụy ở Xuân Lộc”. Vậy là các đơn vị của ta bắt đầu giãn ra khỏi Xuân Lộc. Sự thay đổi cách đánh bất ngờ trên làm cho địch trúng kế, một chiến đoàn thuộc Sư đoàn 18 bị tiêu diệt trên đường 20 và dẫn đến hàng ngũ địch tan rã, phải tháo chạy khỏi Xuân Lộc.

Bộ đội giải phóng sân bay Xuân Lộc. Ảnh: T.L.

Bộ đội giải phóng sân bay Xuân Lộc. Ảnh: T.L.

Có lẽ ai cũng rõ vị thế lịch sử và tầm quan trọng của chiến thắng Xuân Lộc. Thế nhưng về cuộc đời đầy nghĩa tình của vị tư lệnh dày dạn chiến trường Lê Nam Phong, hẳn nhiều người chưa tỏ tường! Hàng ngàn anh em đã ngã xuống trên chiến trường. Riêng trận Xuân Lộc do chiến đấu tập trung trong một khu vực có bán kính hẹp, lại rất gần kề ngày chiến thắng nên hài cốt anh em hy sinh ở đây cũng dễ tìm.

Từ ngày hòa bình lập lại, hàng năm anh Lê Nam Phong đều tổ chức đi các nghĩa trang liệt sĩ vùng Đông Nam bộ, đặc biệt là Xuân Lộc để viếng mộ đồng đội hay ủy lạo chia sẻ với gia đình họ. Có trường hợp tìm được hài cốt bạn chiến đấu, anh còn khăn gói mang về tận miền Bắc.

Những lần như vậy, tôi thấy anh đặc biệt bùi ngùi, mắt đỏ hoe, có lúc khóc ròng ròng, nước mắt nhỏ xuống nhiều nấm mồ đồng đội trên chiến trường xưa! Một vị tướng đánh trận dũng mãnh, lại giàu lòng nhân nghĩa với bạn bè, đồng đội, âu đấy cũng là hiển hiện cho phẩm chất đặc trưng của anh bộ đội cụ Hồ.

Tư lệnh mặc... xà lỏn

Năm 1979, Trung tướng Lê Nam Phong (lúc này là Tư lệnh Quân đoàn 1) về thăm một cán bộ thuộc Sư đoàn 7 tên Vũ Bầu, là bạn chiến đấu nhiều năm cùng ông. Sau giải phóng, đất Hải Hậu (Nam Định) vốn nghèo nên chẳng thể cưu mang nổi một đại úy thương binh xuất ngũ. Vậy nên Vũ Bầu phải đi chăn vịt nuôi vợ con.

Cám cảnh đồng đội, anh Lê Nam Phong xúc động cởi ngay chiếc đồng hồ đeo tay quý giá, trao ngay cho Vũ Bầu. Anh Lê Nam Phong kể lại kỷ niệm với đại úy Vũ Bầu: “Trước một trận đánh, biết tính Vũ Bầu rất nóng và sòng phẳng, tôi gọi lên nói “Thắng trận mà mày hy sinh, tao moi lên gắn huân chương, thua tao moi lên thi hành kỷ luật. Mày có đề nghị gì không?”.

Vũ Bầu đề nghị: “Cho một bữa cơm no, đói mờ mắt rồi”. Thế là nhà bếp dọn cho Vũ Bầu một thau cơm, thịt hộp và 1 gàu mên rau rừng. Ăn xong, anh ấy xách súng đi và quả nhiên trận ấy, chúng ta thắng…

Thăm hỏi trà rượu với Vũ Bầu xong, lúc tiễn biệt ra xe, anh Lê Nam Phong bảo người vợ của đồng đội vào trong, nói: “Cô vào nhà trước đi. Tôi có chuyện riêng với Vũ Bầu”. Còn lại hai người bạn chiến đấu, ông Lê Nam Phong cởi cái áo quân phục 4 túi tặng bạn, kèm theo chút tiền.

Đi mấy bước, nghĩ sao ông tiếp tục… cởi luôn cái quần, tặng nốt, miệng nói: “Cho đủ bộ!”. Hỏi chuyện này, anh Lê Nam Phong cười kha khả: “Còn độc cái quần xà lỏn, tôi trùm áo mưa chui tọt vào xe công vụ, chạy thẳng vào cổng Quân đoàn 1. Chuyến thăm bạn trở về, anh Phong cứ buồn mãi khi nghĩ về hoàn cảnh gia đình của người bạn Vũ Bầu.

“Đêm 16-3-1975, tôi ra lệnh nổ súng tiến công Chi khu Định Quán. Giải phóng xong Định Quán, lại thần tốc tiến lên Lâm Đồng và khuya 28-3-1975, tôi ra lệnh đồng loạt tiến công thị xã Bảo Lộc và làm chủ hoàn toàn thị xã, tiếp tục truy kích địch đến Di Linh thì có lệnh quay về chuẩn bị giải phóng Xuân Lộc… Trong chiến thắng là phải có mất mát hy sinh! Ngày nay mỗi lần qua Định Quán là lòng tôi lại bồi hồi, nước mắt ứa ra. Những hòn đá lớn như giả sơn, nhẵn nhụi, nằm ở tư thế khác nhau; có chỗ hòn nọ chồng lên hòn kia, chon von và ngoạn mục. Cảnh đẹp như tranh đấy, nhưng du khách đâu có biết bao nhiêu là xương là máu đã đổ xuống. Tôi thường dừng xe, lững thững đi vào triền núi, tay sờ sẫm trên những gộp đá, miệng thì thầm trò chuyện với vong linh đồng đội đã ngã xuống nơi đây”.

“Phá tung “cánh cửa thép” Quân đoàn 4 đã mở rộng cánh cửa phía Đông Bắc Sài Gòn cho đại quân ta tiến vào. 16 giờ ngày 29-4-1975, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh đã ra lệnh công kích vào nội đô Sài Gòn. Đó là thời khắc lịch sử suốt đời tôi ghi nhớ”.

(Trung tướng Lê Nam Phong)

35 năm chiến thắng Xuân Lộc 21-4-1975 - 21-4-2010: Lê Nam Phong - lung linh phẩm chất bộ đội cụ Hồ ảnh 2

Trung tướng Nguyễn Văn Thái, nguyên Phó Chính ủy Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 mô tả hướng tiến công của ta trong Chiến dịch giải phóng Xuân Lộc.

Trung tướng Nguyễn Văn Thái (nguyên Phó Chính ủy Sư đoàn 7)

Tin cùng chuyên mục