Hãy tôn trọng giá trị của những nền văn hóa khác

Việc bà Tạ Phong Tần bị tòa án Việt Nam kết án vi phạm luật pháp đã rõ: lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc chủ trương chính sách của Nhà nước, bắt tay với tổ chức khủng bố Việt Tân. Nhưng việc Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh Tạ Phong Tần - một người vi phạm pháp luật Việt Nam là điều khó hiểu. Họ không những cố tình nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện mà trên thực tế còn vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, và một trong những nguyên tắc tối thượng đó là không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác.

Việc bà Tạ Phong Tần bị tòa án Việt Nam kết án vi phạm luật pháp đã rõ: lợi dụng tự do ngôn luận để xuyên tạc chủ trương chính sách của Nhà nước, bắt tay với tổ chức khủng bố Việt Tân. Nhưng việc Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh Tạ Phong Tần - một người vi phạm pháp luật Việt Nam là điều khó hiểu. Họ không những cố tình nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện mà trên thực tế còn vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, và một trong những nguyên tắc tối thượng đó là không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác.

Nước Mỹ - quốc gia luôn kêu gọi tự do internet và chính thức nâng vấn đề tự do internet lên thành một khía cạnh nhân quyền từ năm 2011. Hiểu nôm na, vi phạm tự do internet là vi phạm nhân quyền. Vì vậy họ cho rằng những người viết nhật ký điện tử xuyên tạc chính sách Việt Nam như Tạ Phong Tần bị kết án là đã bị ép về nhân quyền và cần phải được vinh danh. Washington quên mất họ đã truy nã gắt gao người sáng lập trang web WikiLeaks, ông Julian Assange và đang gây áp lực với Anh cùng Thụy Điển để tìm cách dẫn độ ông này vì đã tiết lộ những bức điện ngoại giao của Mỹ trên internet. Ông Assange hiện phải lẩn trốn tại Đại sứ quán Paraguay ở Anh mà điều kiện chẳng khác nào bị giam lỏng. Điều đáng nói, ông Assange chỉ tung lên mạng những bức mật thư cho thấy rõ thái độ ứng xử của Bộ Ngoại giao Mỹ và tiết lộ sự thật về chiến tranh Iraq và Afghanistan mà không có lời bình luận xuyên tạc nào cả.

Khi Mỹ vẫn còn áp dụng tiêu chuẩn kép thì khó có thể xây dựng lòng tin với đối tác. Đối với những người vi phạm luật pháp một quốc gia khác, thậm chí tiến hành các hoạt động khủng bố thì cho là đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ, còn nếu vi phạm luật pháp của Mỹ thì đó là tội phạm. Ngay cả trong trường hợp của ông chủ WikiLeaks, luật pháp Mỹ cũng chưa có điều khoản nào quy định để có thể truy nã hay bắt giữ Assange.

Trước đây, khi Việt Nam kết án một số thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam lúc bấy giờ Michael Michalak đã phát biểu rằng theo một trang web của tổ chức này thì đó là một tổ chức đấu tranh vì dân chủ. Đối với Nga, Mỹ cũng sử dụng tiêu chuẩn kép khi không chịu thừa nhận các tổ chức bắt cóc, đánh bom ở Tresnia của Nga là khủng bố. Cho mãi đến khi nước Mỹ bị tấn công bởi tổ chức Hồi giáo cực đoan Al-Qaeda thì họ mới thừa nhận những kẻ ly khai ở Tresnia là khủng bố chỉ với mục đích lôi kéo sự ủng hộ của Nga cho cuộc chiến chống khủng bố của mình.

Nhà nước Việt Nam khẳng định luôn mở cửa đón nhận những đóng góp cho các chủ trương chính sách trên tinh thần xây dựng, chứ không phải kiểu nói xuyên tạc của Tạ Phong Tần. Trước khi nhà nước ban hành một chính sách mới, báo chí đã góp ý thẳng thắn và xây dựng, các nhà nghiên cứu chính sách vĩ mô và các nhà khoa học thông qua nhiều diễn đàn phân tích một cách khoa học, khách quan hiệu quả của chính sách đó từ nhiều góc độ khác nhau. Không ít lần Chính phủ sau khi lắng nghe đã có quyết định hợp lòng dân.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, không vì lẽ gì Mỹ không biết sự thật đó. Lời giải thích duy nhất cho việc làm của họ là họ đã cố tình đánh giá tình hình Việt Nam thông qua lăng kính chủ quan của mình.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi còn đương nhiệm đã có bài phát biểu rất hay khi cho rằng, vấn đề nhân quyền và dân chủ ở một quốc gia phải được đánh giá dựa trên truyền thống, văn hóa, lịch sử của quốc gia đó. Hy vọng nước Mỹ không áp đặt những giá trị của mình nhưng không phù hợp cho nước khác để làm thước đo đánh giá đối tác và cũng hy vọng nước Mỹ tôn trọng những giá trị của những nền văn hóa khác.

Ngày 9-3-2013, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao giải phụ nữ của năm 2012 cho Tạ Phong Tần, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói: “Việt Nam phản đối quyết định trao giải cho một cá nhân đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Đây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước”.

TTXVN

Việt Trung

Tin cùng chuyên mục